Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Được mời lên phát biểu chia sẻ về kinh nghiệm cạo mủ cao su để đạt sản lượng cao tại hội nghị người lao động của Công ty 74, anh Ksor Mác khá ngập ngừng: Bảo tôi ra cạo mủ thì được, nhưng phát biểu tại hội trường đông người thế này tôi chẳng biết nói gì nhiều. Tuy nhiên, với tôi muốn đạt năng suất cao thì phải coi cây cao su của đơn vị như của nhà mình. Cùng với đó, phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, tận thu mủ, đi cạo và đổ mủ đúng thời gian quy định.

Rời bục phát biểu ngồi bên chúng tôi anh Mác tâm sự. “Tôi thấy mình có duyên với nghề cạo mủ và nghề này chọn tôi chứ tôi không chọn nghề. Nói vậy là vì lúc còn nhỏ, khi đi theo anh, chị công nhân ra lô cao su, thấy họ cạo ra những đường dăm đều và đẹp, tôi cứ thắc mắc sao chỉ nhờ con dao nhỏ mà người thợ có thể cạo khéo léo và đẹp như vậy. Thấy tôi tò mò, nhiều người khuyên đừng theo nghề cạo mủ vì vất vả. Lớn lên, tôi đi phụ giúp các công nhân cạo mủ và dần yêu nghề này từ lúc nào không biết. Đến giờ, tôi đã gắn bó với vườn cây được tròn 10 năm rồi.

Anh Ksor Mác chia sẻ về kinh nghiệm cạo mủ của mình với phóng viên. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Anh Ksor Mác chia sẻ về kinh nghiệm cạo mủ của mình với phóng viên. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Theo đó, năm 2014, anh Ksor Mác được nhận vào làm công nhân cạo mủ cao su ở Đội sản xuất số 6. Thời gian đầu vào làm công việc khai thác mủ cao su với nhiều bỡ ngỡ, anh đã được đơn vị tạo điều kiện cho tham gia học lớp cạo mủ cao su do Công ty tổ chức. Tại nơi làm việc, anh luôn cố gắng nâng cao tay nghề, chấp nhận vất vả để theo đuổi công việc mình đã chọn. Hơn nữa, anh đã học hỏi được rất nhiều từ các anh, chị công nhân đi trước nên rút ra cho bản thân những điều cần thiết trong quá trình chăm sóc và khai thác. Nhờ biết cách khai thác vườn cây đúng kỹ thuật, duy trì ổn định hết chu kỳ khai thác, năm nào anh cũng đạt và vượt chỉ tiêu sản lượng mủ được giao.

“Chăm sóc cây cao su phải hiểu được đặc tính của cây, bởi công đoạn nào cũng cần sự kỹ lưỡng và cẩn thận. Thường thì, từ 3 giờ sáng, những công nhân cạo mủ đã bắt đầu một ngày làm việc, đến 10 giờ phải thu hoạch mủ. Những năm gần đây, giá mủ cao su giảm, thu nhập của công nhân không cao, tuy nhiên cây cao su từ trước đến nay đã nuôi sống bao gia đình trên vùng biên giới này nên mình phải gắn bó với vườn cây, với đơn vị. Hiện nay, tôi nhận cạo mủ 3 vườn với 1.600 cây cao su. Mỗi năm tôi cạo vượt sản lượng trên 115%, hàng tháng thu nhập 7 triệu đồng. Ngoài ra, làm công nhận cạo mủ tôi còn được đơn vị quan tâm, hỗ trợ khi đau ốm, tặng quà vào các dịp lễ, Tết..."-anh Mác chia sẻ.

Sau những giờ cạo mủ cao su, trở về gia đình, anh Ksor Mác còn là một nông dân cần mẫn. Hiện nay, anh có 2 ha điều, 800 trụ tiêu và gần 1.000 cây cà phê nên ngoài tiền lương cạo mủ, mỗi năm gia đình anh thu nhập gần 200 triệu đồng từ các loại cây công nghiệp và chăn nuôi. Không chỉ là người công nhân cạo mủ cao su giỏi, nhiều người trong đơn vị luôn nhắc đến anh vì thường xuyên giúp đỡ mọi người, nhất là những công nhân mới nhận vườn cây đều được anh chỉ bảo tận tình để cùng nhau tiến bộ.

Thượng tá Đậu Thiện Lương-Giám đốc Công ty 74-cho biết: Đồng chí Ksor Mác là một công nhân người địa phương ưu tú của đơn vị. Không chỉ có tay nghề cao, hằng năm đều vượt sản lượng đơn vị giao mà đồng chí còn luôn giúp đỡ các công nhân khác cùng tiến bộ, đặc biệt là công nhân nhận khoán. Cùng với đó, đồng chí là người mẫu mực, đi đầu trong các phong trào thi đua lao động sản xuất của đơn vị và đạt nhiều thành tích cao. Chúng tôi luôn coi đồng chí là một tấm gương sáng vì những thời điểm giá mủ cao su giảm, thu nhập chưa cao nhưng vẫn quyết tâm gắn bó với đơn vị, động viên nhiều công nhân người dân tộc thiểu số bám vườn cây, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, tận thu mủ để góp phần tăng sản lượng mủ cho đơn vị.

Có thể bạn quan tâm

Lan tỏa sắc màu tình nguyện

Lan tỏa sắc màu tình nguyện

(GLO)- Sau hơn 3 tháng phát động, hội thi vẽ tranh “Sắc màu tình nguyện” do Nhà Thiếu nhi và Hội đồng Đội TP. Pleiku tổ chức đã khép lại. Các họa sĩ “nhí” đã tái hiện sinh động hình ảnh hoạt động tình nguyện đầy ý nghĩa của lực lượng thanh thiếu nhi trong thời gian qua.
Chuối ép sấy dẻo Bà Bài: Cải tiến để vươn xa

Chuối ép sấy dẻo Bà Bài: Cải tiến để vươn xa

(GLO)- Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương kết hợp với ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chị Trần Thị Mỹ Hạnh (tổ 6, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã khôi phục thành công thương hiệu chuối ép sấy dẻo Bà Bài của gia đình.
Thư chúc mừng 83 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

Thư chúc mừng 83 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

(GLO)- Nhân dịp kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941-15/5/2024), chị Nguyễn Phạm Duy Trang-Bí thư Ban Chấp hành T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư gửi thư chúc mừng tới các đồng chí cán bộ phụ trách Đội các thời kỳ và các em đội viên, thiếu niên, nhi đồng cả nước.
Ươm những “mầm xanh”

Ươm những “mầm xanh”

(GLO)- Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của Đội TNTP Hồ Chí Minh, công tác Đội và phong trào thiếu nhi trên địa bàn tỉnh Gia Lai ngày càng phát triển sâu rộng, nhiều phong trào hay, mô hình sáng tạo được nhân rộng, góp phần ươm những “mầm xanh” tương lai.
Điều dưỡng viên-những cống hiến thầm lặng

Điều dưỡng viên-những cống hiến thầm lặng

(GLO)- Mỗi một bệnh nhân khỏe mạnh ra viện không chỉ nhờ sự chăm sóc, điều trị của các bác sĩ, mà còn nhờ sự chăm sóc tận tụy của các điều dưỡng. Công việc của điều dưỡng tuy âm thầm nhưng góp phần quan trọng trong việc giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe.