'Con muốn sống': Bà đừng cạo tóc của con nữa nha

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Mỗi khi đến khoa Ung bướu nhi (Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2, TP.Thủ Đức, TP.HCM), hình ảnh những bệnh nhi ung thư lại chập chờn trong giấc ngủ của tôi khi đêm về.

Những đứa trẻ xanh xao, những cánh tay nhỏ bé đang gắn kim truyền ven.. Mắc bệnh ung thư như đang đối mặt với "cửa tử", nhưng với bệnh nhi, đó không phải nỗi sợ lớn nhất, bởi các em luôn kiên cường chiến đấu giữ lấy mạng sống với những hy vọng mong manh.

"Nghĩ đến mà tôi đứt ruột"

Cách bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2 chừng 1 km là khu nhà trọ dành cho các bệnh nhi ung thư trên đường 225B (P.Tân Phú, TP.Thủ Đức). Ở đây, tôi gặp bà Nguyễn Thị Liên (44 tuổi, quê Cà Mau) và cháu nội Nguyễn Lê Duy Mạnh (6 tuổi). Cháu Mạnh vừa mới từ bệnh viện trở về sau ca truyền thuốc. Bà Liên đang dỗ dành cháu nội ngủ.

"Còn cha còn mẹ thì hơn, không cha không mẹ như đờn đứt dây", bà Liên bắt đầu câu chuyện, rồi bà khóc.

Bà Liên và cháu Mạnh trong tiệc sinh nhật miễn phí. ẢNH: UYỂN NHI

Bà Liên và cháu Mạnh trong tiệc sinh nhật miễn phí. ẢNH: UYỂN NHI

Dáng người đậm, gương mặt khắc khổ, bà Liên điểm lại chặng đường đầy thăng trầm từ ngày phát hiện cháu mắc bệnh. Bà kể, năm 1 tuổi cha mất, mẹ bỏ đi, đến năm 2 tuổi, Mạnh cũng bị phát hiện mắc ung thư.

Tháng 11.2021, bà Liên thấy môi của cháu bỗng dưng tím nhợt, kèm mệt mỏi, sốt cao. Bà đưa đến phòng khám gần nhà tại H.Thới Bình (Cà Mau), bác sĩ chỉ định uống thuốc hạ sốt. Sau một tuần, thấy những trận sốt cứ liên tục kéo đến không dứt, cháu lả đi, bà liền đưa vào cấp cứu tại một bệnh viện tỉnh Cà Mau. Bác sĩ chẩn đoán Mạnh ung thư máu, chuyển gấp lên tuyến trên.

"Lúc này vợ chồng tôi hoang mang, khóc hết nước mắt. Tôi không tin cháu mình như vậy, cha nó mới mất được 1 năm mà bây giờ nó còn chống chọi với bệnh tật nữa. Nghĩ đến mà tôi đứt ruột", bà tâm sự.

Những em nhỏ không may mắc bệnh ung thư, đã và đang khát khao níu giữ sự sống trong hành trình chiến đấu quá đỗi gian truân với bệnh nan y. Đa phần các em đều có gia cảnh ngặt nghèo. Bạn đọc có lòng sẻ chia với nhân vật trong bài viết này, có thể liên hệ ông Lê Minh Quân (ông nội cháu Nguyễn Lê Duy Mạnh) qua số điện thoại 094223610.

Chúng tôi được sự đồng ý của gia đình cháu Mạnh trong việc sử dụng hình ảnh trong bài viết, như là một sự chia sẻ và cổ vũ tinh thần cho Mạnh và ông bà nội đang hết lòng hết sức chăm lo cho cháu.

Cháu Mạnh bị ung thư máu khi 2 tuổi. Ảnh: UYỂN NHI

Cháu Mạnh bị ung thư máu khi 2 tuổi. Ảnh: UYỂN NHI

Lúc đó tôi còn 2 triệu...

Đôi mắt trũng buồn vì nhiều lo toan, cuộc sống của 2 ông bà vốn đã khó khăn giờ chưa biết xoay đâu ra tiền để bám trụ lại bệnh viện chạy chữa cho cháu. Sau mỗi đợt vào hóa chất, Mạnh sẽ được nghỉ 20 ngày. Tranh thủ những ngày nghỉ sau vô thuốc, 2 ông bà bắt xe về quê để tìm việc làm để kiếm tiền chạy chữa cho Mạnh.

Suốt ngày đầu tắt mặt tối, ông bà cũng chỉ đủ sống với nghề làm mướn. Nguồn thu nhập chính đè nặng lên vai ông Lê Minh Quân (49 tuổi, ông nội Mạnh). Ông làm đủ nghề từ phụ hồ, đặt luống bắt cá, bắt ong..., thu nhập trung bình mỗi ngày từ 150.000 - 200.000 đồng. Tuy có bảo hiểm y tế diện hộ nghèo nhưng mỗi tháng, ông vẫn phải đóng các chi phí phát sinh, tiền thuốc thang khoảng 10 triệu đồng.

Bà Liên kể, những ngày đầu tiên lên TP.HCM chữa bệnh cho Mạnh ở Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, tiền viện phí và xét nghiệm tủy đồ gần 50 triệu đồng. Nhưng vì gia cảnh quá nghèo, ông bà không thể lo được số tiền này. Vậy là ông bà phải khăn gói về lại quê nhà.

Bà Liên nghẹn ngào khi kể về hành trình chữa bệnh cho cháu nội. Ảnh: UYỂN NHI

Bà Liên nghẹn ngào khi kể về hành trình chữa bệnh cho cháu nội. Ảnh: UYỂN NHI

"Lúc đó tôi còn 2 triệu ở trong túi không biết làm sao. Vợ chồng chạy về quê vay mượn đủ đường được chừng 30 triệu. May mắn có một cô đứng ra vận động được thêm 28 triệu đồng rồi chúng tôi mang cháu trở lại bệnh viện điều trị", bà nói.

Những ngày truyền hóa chất, Mạnh bị nôn ói cả ngày lẫn đêm, chân đau nhức. Bà Liên phải động viên mãi thì Mạnh mới húp được vài thìa cháo lấy lại sức. Hiện tại sức khỏe Mạnh ổn định, bác sĩ nói cháu cố gắng thêm 2 năm nữa, khi đó chỉ số tốt lên sẽ chuyển qua giai đoạn duy trì.

"Tôi sẽ bán nền nhà"

Bà Liên lúc nào cũng thương cháu thiếu thốn tình cảm, phải đối mặt với bệnh hiểm nghèo. "Người ta đủ cha đủ mẹ, cháu mình thiệt thòi, tội nghiệp. Bây giờ 2 ông bà phải cố gắng, ráng làm kiếm tiền chữa bệnh cho nó, không thể bỏ nó được", bà nghẹn ngào.

Bà Liên nhớ như in cái ngày Mạnh cầm lấy chỏm tóc rụng, bà đưa cháu xuống sảnh bệnh viện nhờ người ta cắt tóc. Cắt xong, nhìn chiếc đầu trong gương, cậu bé òa khóc bảo bà cắt không đúng kiểu. Lần đó, Mạnh giận và không nói chuyện với ông bà. Bây giờ tóc Mạnh mọc đều hơn, cậu bé vui mừng dặn dò: "Bà đừng cạo tóc của con nữa nha".

Ước mơ của Mạnh là gì? tôi hỏi. "Dạ con mong nhanh hết bệnh. Con muốn sống. Sau này làm công an kiếm tiền nuôi ông bà", cậu bé 6 tuổi hồn nhiên.

Dù chưa biết quãng đường sắp tới sẽ phải đi tiếp như thế nào, nhưng bà Liên và chồng vẫn kiên cường cùng cháu điều trị căn bệnh ung thư máu quái ác. "Bây giờ chỉ mong cháu khỏe mạnh là tôi mừng, chừng nào người ta không cho vay mượn được nữa, tôi sẽ bán nền nhà, theo cháu điều trị đến cùng", bà nói.

Ung thư máu là gì?

TS-BS Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu - huyết học TP.HCM cho biết, ung thư máu chiếm 1/4 về số lượng ca mắc trong ung thư trẻ em (tức là cứ 4 trẻ bị ung thư sẽ có 1 trường hợp mắc ung thư máu). Trong đó, 3/4 bệnh nhi ung thư máu rơi vào nhóm bạch cầu cấp dòng lympho (ALL), còn lại là dòng tủy (AML). Khi trẻ mắc ung thư máu dạng cấp tính sẽ diễn tiến nhanh và có thể gây tử vong trong vòng vài tuần đến vài tháng, nếu không được điều trị.

Thống kê trong năm 2022, Bệnh viện Truyền máu - huyết học TP.HCM ghi nhận khoảng 4.800 bệnh nhân ung thư máu các loại đến khám và điều trị tại bệnh viện. Riêng đối với bệnh nhi, hằng năm có khoảng 1.000 trường hợp ung thư máu cấp tính dòng tế bào lympho được nơi này tiếp nhận.

Theo kết quả nghiên cứu tổng kết 10 năm điều trị của Bệnh viện Truyền máu - huyết học TP.HCM với bệnh nhi bạch cầu cấp dòng lympho, tỷ lệ lui bệnh sau điều trị tấn công lên đến 98%. Thời gian sống toàn bộ và thời gian sống không sự cố sau 5 năm,10 năm dao động từ 70 - 80%, còn tỷ lệ bệnh tái phát là 24,5%. Đây là kết quả rất khả quan trong điều trị ung thư máu.

Theo TS-BS Đỗ Huyền Nga, phụ trách khoa Nội hệ tạo huyết, Bệnh viện K cho biết, ung thư máu ở trẻ em không có những biểu hiện điển hình, tuy nhiên, chúng ta có thể căn cứ vào một vài dấu hiệu dưới đây có thể là một cách để nhận biết sớm được bệnh ung thư máu ở trẻ em:

*Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân

*Xuất hiện các vết bầm tím trên da hoặc bị chảy máu mũi

*Trẻ bị thiếu máu da xanh xao

*Sụt cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân

*Trẻ bị khó thở

*Trẻ hay bị nhiễm trùng

*Đau bụng, trướng bụng

*Hạch bạch huyết sưng to

*Đau nhức xương khớp.

Có thể bạn quan tâm

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.