Tranh chấp ngư trường từ con ốc gạo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Từ bờ biển xã Đức Minh (huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) nhìn ra biển, gần 100 tàu thuyền đánh cá quần đảo liên tục, xả khói đen kịt.

Mùa ốc gạo đang cao điểm, nhưng năm nay, ốc gạo chỉ xuất hiện ở dọc bờ biển kéo dài khoảng 3km. Tại tỉnh Quảng Nam, ốc gạo xuất hiện tại khu vực cửa Đại, thành phố Hội An. Ốc khan hiếm dẫn đến tranh chấp ngư trường.

Cán bộ BĐBP Quảng Ngãi tổ chức cắm chốt tại bãi biển Đức Minh để xử lý tranh chấp ngư trường. Ảnh: Văn Chương

Cán bộ BĐBP Quảng Ngãi tổ chức cắm chốt tại bãi biển Đức Minh để xử lý tranh chấp ngư trường. Ảnh: Văn Chương

Sản vật trời cho

Tháng 3, ánh nắng trên biển vẫn dìu dịu và ngư dân vẫn còn nhắc đến 2 từ “lộc biển”. Ngư dân ở các cửa biển Sa Kỳ (tỉnh Quảng Ngãi), Kỳ Hà (tỉnh Quảng Nam) đang tấp nập với mùa cá cơm than. Cá cơm xuất hiện vào dịp Tết và ngay sau Tết là cao điểm kéo dài cho tới tháng 7 là mãn mùa. “Lộc biển” không chỉ ban cho các ngư dân làm nghề tàu to, máy lớn, mà còn san sẻ cho các ngư dân nghèo sống ở vùng bãi ngang, chuyên mưu sinh trên những chiếc thuyền nhỏ. Không chỉ cá cơm, ốc gạo cũng là sản vật mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngư dân, tuy nhiên: “Ốc gạo năm nay khan hơn mọi năm” - tôi nghe các lão ngư ở vùng bãi ngang 2 tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam chia sẻ. Tháng 10, ốc gạo bắt đầu xuất hiện và nhỏ li ti, tới khoảng tháng 3 năm sau là đạt kích cỡ như chiếc cúc áo. Vậy là ngư dân ở vùng bãi ngang ven biển bắt đầu tấp nập vào mùa. Tại bờ biển huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, vùng ốc gạo trải dài ở vùng ven lên tới khoảng 7km. Đó là thời gian không chỉ ngư dân địa phương, mà ngư dân ở các nơi khác tập trung đến khai thác. Nhưng năm 2024, ốc gạo chỉ xuất hiện ở vùng biển hẹp.

Buổi sáng sớm tinh mơ khi sương sớm vừa tan, Thiếu tá Hồ Văn Hùng, Chính trị viên Đồn Biên phòng Đức Minh, BĐBP Quảng Ngãi đưa tôi ra vùng bãi ngang, nơi các tàu đánh bắt loại nhỏ bắt đầu “hội quân”. Dưới biển đánh bắt chưa biết kết quả ra sao, nhưng trên bờ đã bắt đầu hâm nóng không khí chài lưới bắt ốc. Đó là những chiếc xe ô tô mang biển số của nhiều tỉnh đã đến đậu sẵn để chở ốc. Bà con ngư dân ở vùng này nghèo lắm, thấy xe sang, biển số đẹp thì càng hào hứng và nói “ước gì mỗi năm cào ốc được 6 tháng”.

Điều mà ngư dân Quảng Ngãi ước ao thì ở bên ngư trường tỉnh Bình Định đã có. Ngư dân ở địa phương này gọi ốc gạo là ốc ruốc. Bờ biển Bình Định dài hút mắt với nhiều bãi cát trắng đẹp, nhưng ốc gạo chỉ xuất hiện ở một số điểm, trong đó có vùng Mũi Tấn. Mỗi bao ốc gạo nặng 100kg được bà con bán với giá 350.000-400.000 đồng. Ông Nguyễn Thành Sơn, ở phường Hải Cảng, thành phố Quy Nhơn tâm tình, “với ngư dân nghèo, số tiền này cũng kha khá, mà cái này chắc là trời cho dân nghèo”.

Ốc gạo nhỏ li ti, nên ăn món ốc gạo là để thưởng thức chứ không phải là ăn cho no bụng. Thị trường của ốc gạo là các thành phố lớn có nhiều khách du lịch như: Đà Nẵng, Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh. Nghề mưu sinh ốc gạo dường như ẩn đi giữa cuộc sống thường ngày, nhưng rồi từ đầu năm tới nay, nghề này bắt đầu được dư luận lưu ý vì những vụ tranh chấp ngư trường.

Xử lý nghiêm hành vi coi thường pháp luật

Đại úy Lê Hồng Tuyên, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Đức Minh vừa thấy các ngư dân xuống ghe đi biển nên đã đến vận động bà con chấp hành pháp luật trong khai thác hải sản. Cụ thể là Điều 43, Nghị định số 26/2009/NĐ-CP, ngày 8/3/2019 quy định rõ, tàu có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoạt động tại vùng ven bờ, không được hoạt động ở vùng lộng và vùng khơi, tàu đăng ký ở tỉnh nào thì chỉ được hoạt động ở vùng ven biển của tỉnh đó, trừ khi UBND 2 tỉnh có những thỏa thuận về tàu cá vùng ven bờ giữa 2 tỉnh. BĐBP tập trung tuyên truyền về vấn đề này, bởi nhiều ngày liên tục, ngư dân 2 xã lục đục, va chạm vì ngư dân xã Đức Minh cho rằng, “vùng biển này của địa phương, xã Đức Lợi nằm ở vùng lân cận thì không được đến khai thác”.

Ốc gạo khan hiếm càng làm tình hình tranh chấp ngư trường nóng lên. Ảnh: Văn Chương

Ốc gạo khan hiếm càng làm tình hình tranh chấp ngư trường nóng lên. Ảnh: Văn Chương

Những năm trước đây, ốc gạo xuất hiện trên bờ biển kéo dài tới vùng ven của xã Đức Lợi, nhưng năm nay, những con ốc này lại chỉ xuất hiện co cụm tại một vùng biển nhỏ thuộc xã Đức Minh. Ngư dân xã Đức Minh phần lớn chỉ sắm được những chiếc ghe nhỏ như chiếc đò chở người sang sông, còn ghe của ngư dân xã Đức Lợi thì lớn hơn hẳn, vì vậy, tốc độ di chuyển, cào ốc luôn đạt năng suất gấp đôi.

Anh Lê Văn Phú, sinh năm 1980, quê ở xã Đức Lợi cầm trên tay tờ bệnh án, điều trị hết gần 900.000 đồng và cho biết, nguyên nhân từ xô xát trên biển do cào ốc gạo. Cùng cảnh ngộ mặt méo xệch và nói về những vụ va chạm trên biển như anh Phú còn có ngư dân các xã ở vùng xa hơn là Nghĩa Phú, Nghĩa An, Nghĩa Hà, Nghĩa Hòa... Trong số các địa phương này, xã Nghĩa Hà và Nghĩa Hòa là 2 địa phương nội địa không thuộc địa bàn biên phòng.

Trong hồ sơ xử lý tranh chấp ngư trường trên biển, Đồn Biên phòng Đức Minh đã xác định các ngư dân đi trên thuyền nhỏ mang số hiệu M 4075, M 4072 và ngư dân một số thuyền khác đã có hành vi cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe cho người khác và hành vi hủy hoại tài sản. Vụ việc xảy ra gần đây nhất là vào ngày 24/2/2024, một vụ hỗn chiến trên biển và ngư dân xã Đức Minh đã sử dụng vỏ chai bia để tấn công đoàn thuyền 12 chiếc của ngư dân xã Đức Lợi.

Ngư dân trên 6 thuyền đánh cá ở xã Đức Minh đã hò hét, sử dụng cả dao rựa để xông sang đội thuyền của ngư dân xã Đức Lợi hành hung, khiến cho ngư dân Lê Văn Phú bị thương nặng. Các ngư dân địa phương còn lấy đi 3 điện thoại, 18 bộ lưới, tổng trị giá thiệt hại ước tính khoảng 54 triệu đồng. Ngư dân Trần Tiền Phương, sinh năm 1983, chủ ghe M 4072 còn quá khích, không hợp tác, ngăn cản khi BĐBP tiến hành lập biên bản sự việc xảy ra.

Trước tình hình trên, BĐBP Quảng Ngãi đã tổ chức cho tàu của Hải đội Biên phòng 2 tuần tra trên biển, bố trí tổ công tác cắm chốt tại khu vực bờ biển để sẵn sàng xử lý tranh chấp ngư trường. Những lá đơn của ngư dân nhiều địa phương lân cận gởi đến và phần lớn là ngư dân nghèo đều chia sẻ mong muốn BĐBP phải cương quyết xử lý các ngư dân địa phương đã mặc nhiên coi vùng biển này là của nhà họ.

Ngư dân Nguyễn Văn Tiến, đại diện cho nhóm 20 ngư dân đã viết đơn kể về đời sống ngư dân nghèo và mong BĐBP xử lý nghiêm các ngư dân địa phương quá khích. Ngư dân Phạm Duy Tuấn, quê ở xã Nghĩa Phú bị ngư dân địa phương hành hung gãy xương đốt bàn tay thì cho biết: “Chắc chắn hành vi coi thường pháp luật của các ngư dân đi trên 5 tàu (M 4017, M 4032, M 4072, M 4074, M 4075) sẽ bị xử lý nghiêm”.

Có thể bạn quan tâm

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.