Rừng cháy, người khát

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Khô hạn kéo dài đang khiến rừng ở nhiều nơi tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ bị cháy trụi, cùng với đó, người dân và cây trồng... khát khô. Nắng nóng gay gắt kéo dài cũng khiến mực nước kênh mương khô cạn, nhiều cánh rừng ở miền Tây đối mặt với nguy cơ cháy rất cao.
Lực lượng chức năng phối hợp người dân dập lửa cháy rừng tại thôn 11, xã Đại Lào, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Lực lượng chức năng phối hợp người dân dập lửa cháy rừng tại thôn 11, xã Đại Lào, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: ĐOÀN KIÊN

Tây Nguyên và Nam Trung bộ: Khô hạn khốc liệt

Đến thôn Đăk Chum 2, xã Tu Mơ Rông (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum), chúng tôi thấy một vạt rừng thông bị cháy đen gốc, để lại từng mảng tro tàn. Theo ông Tiêu Viết Trinh, Chủ tịch UBND xã Tu Mơ Rông, qua ghi nhận đã có 1,3ha rừng trồng của người dân ở thôn Đăk Chum 2 vừa bị cháy. Nguyên nhân là do Công ty TNHH Quản lý sửa chữa và xây dựng giao thông Đăk Bình trong quá trình đốt dọn lá khô, thực bì để duy tu, bảo dưỡng quốc lộ 40B, đã làm cháy lan vào rừng trồng của dân.

Chi cục kiểm lâm tỉnh Kon Tum cho biết, hiện nhiều diện tích rừng ở các huyện Ia H’Drai, TP Kon Tum, Đăk Hà, Đăk Tô, Kon Rẫy, Sa Thầy, Ngọc Hồi, Đăk Glei có nguy cơ cháy ở cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm. Tại các khu vực này, thời tiết khô hạn kéo dài, có khả năng cháy lớn và tốc độ lan nhanh. Để phòng cháy chữa cháy rừng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum yêu cầu tổ công tác liên ngành quản lý bảo vệ rừng của các địa phương cần tăng cường kiểm tra nghiêm ngặt trên các vùng trọng điểm cháy, kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện ra vào rừng, cấm các hoạt động đốt dọn nương rẫy, đốt xử lý thực bì, đốt giảm vật liệu cháy trong rừng. Các chủ rừng, đơn vị trồng cao su trên đất lâm nghiệp cần phân công trực canh gác các khu vực trọng điểm 24/24 giờ.

Tại Lâm Đồng, TP Bảo Lộc và huyện Đam Rông đang cảnh báo cháy rừng mức độ cực kỳ nguy hiểm. Qua ghi nhận, từ đầu tháng 3 đến nay, tại TP Bảo Lộc liên tiếp xảy ra ít nhất 6 vụ cháy rừng và vườn cà phê; tại TP Đà Lạt đã xảy ra cháy thực bì rừng thông thuộc phường 5, phường 11, gây ảnh hưởng trên 6ha rừng... Để ngăn chặn cháy rừng, các huyện, thành phố đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, bao gồm sử dụng hệ thống camera giám sát tầm cao, flycam kết hợp với các tổ giám sát cộng đồng, đơn vị chủ rừng nhằm sớm phát hiện, dập lửa.

Trong khi đó, theo Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Nông, từ đầu mùa khô 2023-2024 đến nay, trên địa bàn huyện Đắk Song xảy ra 4 vị trí cháy thực bì rừng thông ven quốc lộ 14 đoạn qua huyện này.

Tại Lâm Đồng, khô hạn kéo dài cũng khiến mực nước ngầm, nước tại ao hồ, sông suối xuống mức thấp. Ghi nhận tại huyện Bảo Lâm, hàng trăm hộ dân xã Lộc Bắc sinh sống quanh hồ Đắk Ka đang lo lắng vì mực nước hồ cạn dần, nguy cơ cây trồng không có nước tưới. Gia đình ông Lương Thanh Thế (xã Lộc Bắc) trồng 3ha cà phê cạnh hồ nhưng do nằm trên đồi cao nên thiếu nước tưới, một phần diện tích cây khô héo. “Gia đình chạy đôn chạy đáo chống hạn nhưng nước hồ quá ít, không đủ tưới. Cà phê năm nay chắc chắn sẽ giảm sản lượng nặng nề”, ông Thế buồn rầu nói... Theo đánh giá của cơ quan chức năng, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện có khoảng 9.000ha đất sản xuất có nguy cơ thiếu nước.

Khô hạn khốc liệt cũng diễn ra ở Bình Thuận. Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bình Thuận, đến thời điểm hiện tại, địa phương có trên 26.800 hộ dân tại 41 xã, phường, thị trấn ở 5 huyện và TP Phan Thiết bị thiếu nước sinh hoạt cục bộ. Trong đó, số hộ thiếu nước tập trung chủ yếu tại các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân; cùng với đó là nhiều diện tích cây trồng cũng thiếu nước tưới.

Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Bình Thuận cho biết, diện tích cây trồng bị thiệt hại do hạn hán, thiếu nước trên toàn tỉnh là 365ha, chủ yếu là thanh long và rau màu; diện tích có nguy cơ bị thiệt hại là gần 1.200ha. Theo ông Hồ Đắc Nghĩa, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận, khó khăn hiện nay là các hồ chứa trên địa bàn có quy mô nhỏ, hệ thống trạm bơm xuống cấp nên khả năng trữ, cung cấp nguồn nước không nhiều. Hiện tại, để chủ động phòng chống hạn hán, thiếu nước, công ty đã thành lập ban chỉ đạo chống hạn, kiến nghị các địa phương nạo vét các tuyến kênh mương nội đồng và tổ chức quản lý, điều tiết nguồn nước hiệu quả.

Miền Tây: Báo động nguy cơ cháy rừng

Có mặt tại cánh rừng Trà Sư (thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang ), chúng tôi chứng kiến nhiều cây tạp bị khô lá, cỏ tranh héo rũ, lớp thực bì nhiều chỗ dày gần 20cm, khô giòn do nắng hạn gay gắt, kéo dài. Nhiều con suối ở bìa rừng khô khốc. Sở NN-PTNT tỉnh An Giang cho biết, các cánh rừng Phú Cường, cụm núi Đất, núi Nhọn… với khoảng 7.300ha (chiếm 43% tổng diện tích rừng toàn tỉnh) cũng đang có nguy cơ cháy rất cao.

Nguồn nước tại đập dâng xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận) hiện không còn giọt nước nào Ảnh: NGUYỄN TIẾN

Nguồn nước tại đập dâng xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận) hiện không còn giọt nước nào Ảnh: NGUYỄN TIẾN

Trong khi đó, tại Cà Mau, Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết, khảo sát hiện có 33.000ha rừng ở rừng U Minh Hạ và rừng trên các cụm đảo Hòn Khoai có nguy cơ cháy bất cứ lúc nào. Báo động nguy cơ cháy rừng cấp III (cấp cao) là 15.653ha; cấp IV (cấp nguy hiểm) là 13.539ha; cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm) là 3.827ha. Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau thông tin, để nâng cao hiệu quả trong công tác phòng và chữa cháy rừng, từ đầu mùa khô 2024 đến nay, sở đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó đã yêu cầu các chủ rừng duy tu, sửa chữa và xây dựng thêm chòi quan sát lửa, đầu tư máy bơm nước chữa cháy; vòi chữa cháy, dọn kênh, mương...

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, yêu cầu các lực lượng liên quan duy trì các chốt, trạm và tổ, đội tuần tra lưu động; thường xuyên kiểm tra, vận hành máy móc, trang thiết bị, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt; ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội liên kết, phối hợp chặt chẽ các lực lượng có liên quan (công an, quân sự, lực lượng khí điện đạm, người dân…) để huy động, xử lý kịp thời khi có tình huống xảy ra.

Tương tự, theo Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, từ đầu mùa khô đến nay, đã có hàng chục vụ cháy rừng sản xuất, cây tạp xảy ra trên địa bàn tỉnh, trong đó tại TP Phú Quốc xảy ra 6 vụ. Tỉnh hiện có khoảng 82.652ha rừng, trong đó có 41.078ha đang có nguy cơ cháy rất cao, tập trung ở các địa phương: TP Phú Quốc, Hà Tiên, Hòn Đất, Giang Thành, Kiên Lương và Kiên Hải. Ông Trương Thanh Hào, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, cho biết, địa phương quán triệt đến các lực lượng liên quan “lấy phòng làm chính”.

“Phải theo dõi chặt chẽ, xử lý kịp thời, triệt để các nguy cơ cháy ngay từ đầu: không để người dân ra vào khu vực rừng đã được khoanh vùng; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để răn đe… Nơi nào để xảy ra cháy, người đứng đầu ở đơn vị đó, cơ quan đó phải chịu trách nhiệm”, ông Trương Thanh Hào nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.