Động đất 6,9 độ richter ở Papua New Guinea gây nhiều thương vong và thiệt hại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày 25/3, truyền thông địa phương Papua New Guinea đưa tin: 5 người thiệt mạng và khoảng 1.000 ngôi nhà bị hư hại sau trận động đất 6,9 độ richter làm rung chuyển khu vực miền Bắc nước này vào cuối tuần qua.
Nhà cửa bị hư hại sau trận động đất. Ảnh: ABC News

Nhà cửa bị hư hại sau trận động đất. Ảnh: ABC News

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), trận động đất xảy ra ở khu vực phía Bắc quốc đảo Thái Bình Dương vào sáng 24/3 (theo giờ địa phương). Độ sâu tâm chấn trận động đất là 40,2 km được xác định ở tọa độ 4,139 độ vĩ Nam và 143,159 độ kinh Đông, cách thị trấn Ambunti thuộc huyện Ambunti-Dreikikier, tỉnh Đông Sepik, khoảng 38 km về phía Đông Đông Bắc. Một số khu vực ở tỉnh Đông Sepik, trong đó có Ambunti và Wewak gánh chịu hậu quả nặng nề.

Chỉ huy cảnh sát tỉnh Christopher Tamari nói với AFP rằng, chính quyền ghi nhận 5 trường hợp tử vong sau thảm họa. Tính đến các điểm khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng như các vùng ngoại ô, khu vực có nhiều rừng rậm, số người thiệt mạng “có thể còn nhiều hơn”.

Còn giới chức tỉnh Đông Sepik ước tính có 1.000 ngôi nhà bị phá hủy và các đội cứu hộ đang đánh giá tác động của trận động đất đã làm hư hại nhiều khu vực trong tỉnh. Một cây cầu nối doanh trại Moem với thị trấn Wewak đã bị sập, khiến Lực lượng Phòng vệ Papua New Guinea không thể tiếp cận thị trấn.

Thủ tướng Papua New Guinea James Marape quyết định chi 500 triệu kina (132 triệu USD) triển khai các hoạt động cứu trợ ngay lập tức. Theo ông Marape, Papua New Guinea gần đây phải hứng chịu nhiều trận động đất, lũ lụt và lở đất do mưa lớn, triều cường và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác.

Hồi đầu tháng 3, ít nhất 23 người ở khu vực cao nguyên của Papua New Guinea thiệt mạng vì thiên tai.

Theo bảng xếp hạng về chỉ số rủi ro thế giới vào năm 2022, Papua New Guinea là quốc gia có nguy cơ cao thứ 16 trên thế giới về biến đổi khí hậu và thiên tai.

Vào năm 2023, Papua New Guinea đã phải hứng chịu 2 trận động đất gây chết người.

Nhiều người trong số 9 triệu dân của nước này sống bên ngoài các thị trấn và thành phố lớn, nơi địa hình khó khăn có thể gây trở ngại cho công tác tìm kiếm cứu hộ.

Có thể bạn quan tâm

Người 39 năm làm già làng

Người 39 năm làm già làng

(GLO)- Ở tuổi 89, ông Han-già làng làng Chăm Nek (phường Chi Lăng, TP. Pleiku) vẫn siêng năm lao động, truyền dạy những kiến thức, kinh nghiệm cho bà con dân làng phát triển kinh tế, xây dựng đời sống.

Thêm một bếp ăn thiện nguyện ấm lòng người nghèo Gia Lai

Thêm một bếp ăn thiện nguyện ấm lòng người nghèo Gia Lai

(GLO)- Khai trương ngày 24-4 vừa qua, Bếp ăn thiện nguyện 2K Thị Huy (38 Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, đối diện cổng sau Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã góp phần chia sẻ khó khăn với người nghèo, nhất là bệnh nhân nghèo đang nằm điều trị tại các bệnh viện.
Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Với sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của người dân, xã Chư Băh (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo, phấn đấu không còn hộ nghèo vào năm 2025.
Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

(GLO)- Thời gian đã nhuộm màu mái tóc, song ký ức của một thời xếp bút nghiên lên đường chiến đấu vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính già. Sau 49 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, họ vẫn nhắc nhớ về những tháng ngày gian khổ mà rất đỗi tự hào.

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, bộ mặt thôn làng ở TP. Pleiku đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.