Dự GLA2 triển khai hoạt động năm 2024 tại huyện Kbang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Viện Sinh thái học miền Nam phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai, UBND huyện Kbang tổ chức Hội thảo tổng kết hoạt động năm 2023, triển khai chương trình hoạt động năm 2024 của Dự án liên minh sinh kế xanh GLA2, vào ngày 15-3.

Tham dự hội thảo có lãnh đạo các ngành liên quan của tỉnh, huyện Kbang và các tổ chức, cá nhân tham gia Dự án.

Từ đầu năm 2023, Viện Sinh thái học miền Nam chủ trì, phối hợp triển khai Dự án liên minh sinh kế xanh GLA2 trên địa bàn 3 xã: Kon Pne, Đăk Rong và xã Đông (huyện Kbang).

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Minh Ngân

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Minh Ngân

Nhiều nội dung của dự án đã được triển khai thực hiện, gồm: xây dựng các mô hình sinh kế bền vững, thân thiện với rừng; phát triển sinh kế cộng đồng gắn với bảo vệ rừng theo hướng liên kết theo chuỗi sản phẩm và phát triển doanh nghiệp; xây dựng vùng nguyên liệu bền vững và gắn với nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm; tăng cường năng lực cho cộng đồng trong quản lý, bảo vệ rừng; khôi phục và phát huy các giá trị truyền thống, phong tục cộng đồng trong quản lý, bảo vệ rừng và cải thiện sinh kế; hỗ trợ và tham vấn cho chính quyền địa phương về đa dạng sinh học, sinh kế dựa vào rừng và quản lý rừng dựa vào cộng đồng…

Sau một năm triển khai, dự án đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng có hiệu quả diện tích rừng được giao quản lý để phát triển lâm sản ngoài gỗ; đồng thời giúp bảo quản, quảng bá sản phẩm, kết nối tiêu thụ sản phẩm lâm sản ngoài gỗ như mật ong rừng, măng rừng, chè dây rừng, rượu cần…

Trong năm 2024, các đơn vị, địa phương liên quan sẽ tiếp tục triển khai Dự án liên minh sinh kế xanh GLA2, nhằm thực hiện tốt phương châm “sinh kế dựa vào rừng và bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng”. Từ đó, giúp người dân cải thiện sinh kế, có thêm nguồn thu nhập, nâng cao đời sống, nhất là các hộ dân tộc thiểu số, các hộ sống trong và ven rừng. Đồng thời, góp phần quản lý tài nguyên rừng bền vững, đặc biệt là thúc đẩy công tác bảo vệ, phát triển Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(GLO)- Chiều 8-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 28-12-2023 của UBND tỉnh về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023.

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có gần 7.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, 659 hội viên được công nhận là NCT làm kinh tế giỏi. Họ là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.