Giải quyết khiếu nại liên quan đến các dự án điện gió: Chờ hướng dẫn của cơ quan thẩm quyền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Thời gian qua, chính quyền địa phương đã nhiều lần tổ chức đối thoại với người dân và chủ đầu tư dự án điện gió để giải quyết khiếu nại liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ đối với đất, tài sản trên đất nằm trong khu vực hành lang an toàn của trụ tháp gió. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn vướng mắc do chưa có các quy định, hướng dẫn cụ thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khiếu nại, khiếu kiện kéo dài
Ông Nguyễn Duy Khánh (thôn Đồng Tâm, xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông) cho hay: Gia đình ông có lô đất hơn 9.020 m2 tại làng Ia Mua, xã Bàu Cạn. Trên diện tích này, ông trồng cà phê, hồ tiêu, chanh dây và sầu riêng. Năm 2021, Công ty cổ phần Điện gió Chư Prông Gia Lai và Công ty cổ phần Năng lượng gió Chư Prông Gia Lai liên doanh đầu tư dự án điện gió tại xã Bàu Cạn. Khi xây dựng, vị trí trụ điện gió J18 nằm cách thửa đất sản xuất của gia đình ông 20 m, chiều dài của cánh quạt điện gió (dài 82 m) lấn chiếm phần không gian bên trên lô đất.

Ông Khánh cho biết: Có thời điểm, Công ty thử nghiệm cho cánh quạt quay tạo ra lượng gió lớn làm rụng hoa khiến năng suất các loại cây trồng giảm mạnh, ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình. Nếu tính theo giá thị trường, diện tích đất và cây trồng của gia đình ông trị giá khoảng 2 tỷ đồng nhưng người đến xem định giá giảm tới một nửa vì cho rằng gần trụ điện gió. “Sau khi tôi có đơn kêu cứu gửi các cấp, tháng 3-2022, chủ đầu tư và UBND huyện Chư Prông có đến xem xét và tiến hành lập biên bản. Chủ đầu tư xác nhận khoảng cách từ chân trụ điện gió đến mảnh đất của tôi là 30 m, cánh quạt trên không lấn sang diện tích đất của tôi 45 m nên không có trách nhiệm hỗ trợ hay bồi thường. Ở nơi khác đã có trường hợp cánh quạt trụ điện gió đang quay bị gãy rơi xuống đất. Do vậy, gia đình tôi canh tác trên lô đất này luôn trong trạng thái bất an”-ông Khánh than thở.

Gia đình ông Nguyễn Duy Khánh (thôn Đồng Tâm, xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông) mong chủ đầu tư sớm đưa ra mức hỗ trợ phù hợp đối với diện tích đất bị ảnh hưởng trong phạm vi hành lang an toàn trụ tháp gió. Ảnh: M.N

Gia đình ông Nguyễn Duy Khánh (thôn Đồng Tâm, xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông) mong chủ đầu tư sớm đưa ra mức hỗ trợ phù hợp đối với diện tích đất bị ảnh hưởng trong phạm vi hành lang an toàn trụ tháp gió. Ảnh: M.N

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế: Trong khi chờ cơ quan có thẩm quyền của Trung ương hướng dẫn và quy định, Ban Tiếp công dân tỉnh cần tiếp tục có văn bản cung cấp thông tin tiến độ giải quyết vụ việc để các hộ dân nắm thông tin kịp thời; Sở Công thương tổng hợp một số nội dung còn vướng mắc, chưa rõ, chưa cụ thể mà các hộ dân còn kiến nghị liên quan đến Thông tư số 02/2019/TT-BCT ngày 15-1-2019 của Bộ Công thương và các quy định có liên quan, đề xuất UBND tỉnh có văn bản gửi Bộ Công thương.

Gần 2 năm qua, ông Khánh gửi đơn kêu cứu khắp nơi nhưng chủ đầu tư vẫn chưa có phương án giải quyết. Do vậy, ông mong muốn chính quyền, chủ đầu tư dự án sớm rà soát diện tích đất bị ảnh hưởng và tính toán giá trị cây trồng, đưa ra mức hỗ trợ phù hợp, tạo đồng thuận, hài hòa lợi ích giữa 2 bên; đồng thời, sớm giải quyết dứt điểm một lần, tránh người dân phải đi lại nhiều lần gây lãng phí thời gian, công sức.

Liên quan vấn đề này, bà Trần Thị Thu Hiền-Chủ tịch UBND xã Bàu Cạn-cho biết: “Từ khi dự án triển khai đến nay, xã đã nhận nhiều đơn kiến nghị của các hộ dân. Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện phối hợp với xã, chủ đầu tư và các hộ dân đã kiểm tra hiện trạng. Đồng thời, lãnh đạo huyện, các ngành chức năng cũng trực tiếp đối thoại với các hộ dân. Phía chủ đầu tư cũng đã ghi nhận thực tế nhưng vì dự án chưa đi vào hoạt động nên chưa có cơ sở để hỗ trợ, bồi thường. Khi dự án đi vào hoạt động, nếu có ảnh hưởng đến người dân thì chủ đầu tư sẽ phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành bồi thường. Đến tháng 9-2023, các hộ dân có đơn kiến nghị (1 đơn tập thể của 5 hộ, 7 đơn cá nhân), chủ đầu tư đã thỏa thuận giải quyết, chỉ còn trường hợp của ông Khánh chưa giải quyết xong”.

Do chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên nhiều chủ đầu tư dự án điện gió đang gặp khó khăn trong việc xác định giá bồi thường, hỗ trợ cho người dân. Ảnh: Phạm Quý

Do chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên nhiều chủ đầu tư dự án điện gió đang gặp khó khăn trong việc xác định giá bồi thường, hỗ trợ cho người dân. Ảnh: Phạm Quý

Còn tại huyện Chư Pưh, dù giữa chính quyền, người dân và chủ đầu tư đã nhiều lần đối thoại nhưng vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Đáng chú ý, 93 hộ dân ở xã Ia Le liên tục có đơn kiến nghị liên quan đến Dự án Nhà máy điện gió Ia Le 1 của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển điện gió Cao Nguyên 1. Theo các hộ dân, cánh quạt điện gió đã làm ảnh hưởng đến đất, tài sản, sức khỏe của họ và có nguy cơ mất an toàn. Do vậy, họ yêu cầu được bồi thường, hỗ trợ đối với đất, tài sản trên đất nằm trong khu vực hành lang an toàn trụ tháp gió, hỗ trợ di dời nhà ra khỏi hành lang an toàn (300 m tính từ chân trụ tháp gió) theo quy định tại khoản 10 Điều 2 và Điều 11 Thông tư số 02/2019/TT-BCT ngày 15-1-2019 của Bộ Công thương.

Từ tháng 8-2021 đến nay, huyện Chư Pưh đã tổ chức 6 buổi đối thoại với người dân, đồng thời làm việc với các nhà đầu tư dự án điện gió để có phương án cụ thể trong hỗ trợ, bồi thường cho các hộ dân. Cùng với đó, các sở, ngành cũng như UBND tỉnh đã có 2 buổi đối thoại với các hộ dân nhưng đến thời điểm hiện tại, việc giải quyết các nội dung khiếu kiện của người dân đối với chủ đầu tư dự án điện gió vẫn chưa có hồi kết.

Gia đình bà Phạm Thị Hòa (thôn Phú Bình, xã Ia Le) có nhà cửa, chuồng trại chăn nuôi, đất canh tác nằm trong phạm vi ảnh hưởng của trụ tháp gió. Ảnh: M.N

Gia đình bà Phạm Thị Hòa (thôn Phú Bình, xã Ia Le) có nhà cửa, chuồng trại chăn nuôi, đất canh tác nằm trong phạm vi ảnh hưởng của trụ tháp gió. Ảnh: M.N

Nêu ý kiến tại các buổi đối thoại, bà Vũ Thị Tập (thôn Phú Bình, xã Ia Le) đề nghị phía Công ty hỗ trợ cho các hộ có nhà ở bị ảnh hưởng và các hộ có đất nằm trong hành lang an toàn cột tháp gió. “Tôi đồng ý về phương án chờ hỗ trợ về hạn chế đất, cây cối, hoa màu nhưng mức Công ty đề xuất hỗ trợ cho bà con 10% theo Quyết định số 09/QĐ-UBND của UBND tỉnh là quá thấp, không đảm bảo việc di dời ra chỗ khác cũng như đời sống người dân. Cần tính toán mức hỗ trợ phù hợp”-bà Tập cho biết.

Chính quyền và nhà đầu tư vẫn chờ hướng dẫn

Sau nhiều lần làm việc, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển điện gió Cao Nguyên 1 đề xuất mức hỗ trợ tối đa giá trị tài sản lên 60%, đồng thời sẽ bố trí tái định cư đối với các hộ có nhà ở trong khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cánh quạt gió. Tuy vậy, việc tìm phương án hỗ trợ, bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng đang gặp khó khăn do pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể mức bồi thường, hỗ trợ đối với diện tích đất và tài sản gắn liền với đất nằm trong phạm vi hành lang an toàn của trụ tháp gió. Vì vậy, Công ty đề xuất trước mắt giải quyết hỗ trợ cho các hộ có nhà ở dưới cánh quạt được di dời và tính toán mức hỗ trợ vật kiến trúc theo quy định. Việc hỗ trợ hạn chế đất, cây cối, hoa màu thì sau khi có hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương, Công ty sẽ tiến hành tính toán mức bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng.

Ông Nguyễn Duy Lộc-Phó Giám đốc Sở Công thương: Sở đang tích cực phối hợp với chủ đầu tư một số dự án điện gió để theo dõi tiến độ triển khai việc xử lý các kiến nghị của người dân; đồng thời phối hợp với các ngành chức năng, địa phương tổ chức họp để giải quyết khó khăn, vướng mắc của các dự án.

Báo cáo với tỉnh về một số vướng mắc, tồn tại của địa phương trong 9 tháng năm 2023, Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh Lê Quang Thái nêu rõ: Qua nhiều lần đối thoại, doanh nghiệp đồng ý hỗ trợ các hộ đang sinh sống dưới cánh quạt điện gió. Hiện tại, trong số 6 hộ đang sống dưới cánh quạt điện gió thì có 4 hộ đã đồng tình, 1 hộ chờ chủ trương chung và 1 hộ chưa đồng thuận với phương án hỗ trợ đưa ra. “Về phía chủ đầu tư dự án sẽ mua cấp cho mỗi hộ 250 m2 đất, đồng thời hỗ trợ đền bù, di dời nhà ở. Riêng 1 hộ không đồng ý và đòi giá rất cao. Chúng tôi nhận định đây là hiện tượng làm giá, lợi dụng việc hỗ trợ, đền bù của doanh nghiệp để đòi giá cao”-Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh thông tin.

Vườn rẫy sản xuất của ông Đặng Đợi (làng O Gia, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) nằm sát chân trụ tháp điện gió. Ảnh: TN

Vườn rẫy sản xuất của ông Đặng Đợi (làng O Gia, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) nằm sát chân trụ tháp điện gió. Ảnh: TN

Cũng theo Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh, một số hộ không sinh sống trực tiếp dưới cánh quạt điện gió mà chỉ có đất, chòi rẫy nằm trong hành lang an toàn của trụ tháp gió cũng tiếp tục kiến nghị, yêu cầu hỗ trợ, đền bù diện tích cây cối, hoa màu bị ảnh hưởng trong phạm vi hành lang an toàn 200 m dưới cánh quạt. “Chúng tôi tiếp tục vận động, giải thích và thuyết phục di dời đối với những hộ dân sinh sống dưới cánh quạt điện gió để đảm bảo cuộc sống của họ trong thời gian tới. Đề nghị tỉnh tiếp tục có ý kiến đề xuất Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương sớm hướng dẫn cụ thể về chính sách hỗ trợ liên quan đến diện tích đất và tài sản gắn liền với đất nằm trong phạm vi hành lang an toàn của trụ tháp gió để làm cơ sở giải quyết dứt điểm kiến nghị của người dân, tránh hình thành điểm “nóng”, đơn thư kiến nghị vượt cấp”-Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh kiến nghị.

Tại xã Ia Pếch (huyện Ia Grai), 63 hộ dân có đất sản xuất nằm trong khu vực hành lang an toàn trụ tháp gió cũng kiến nghị Công ty cổ phần Đầu tư năng lượng Điện Xanh Gia Lai (chủ đầu tư Dự án điện gió Ia Pếch và Ia Pếch 2) hỗ trợ, bồi thường về đất đai, tài sản trên đất để thực hiện di dời. Các hộ dân cho rằng, dự án điện gió đã hoàn thành từ năm 2021 nhưng vẫn chưa thực hiện hỗ trợ, bồi thường cho người dân bị ảnh hưởng trong khi hàng ngày họ vẫn phải sinh hoạt, sản xuất tại khu vườn ngay dưới chân trụ điện gió.

Trao đổi về vấn đề này, ông Đỗ Văn Đông-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai-khẳng định: Huyện đã có văn bản đề nghị các sở, ngành liên quan hướng dẫn việc hỗ trợ hạn chế đất, cây cối, hoa màu nằm trong hành lang an toàn của trụ tháp gió nhưng đến nay vẫn chưa có các quy định hướng dẫn cụ thể của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mức hỗ trợ. “Về phía huyện cũng yêu cầu chủ đầu tư ký cam kết với các hộ dân, khi có hướng dẫn cụ thể về mức hỗ trợ thì sẽ triển khai thực hiện”-ông Đông nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Ông Hồ Văn Thảo-Chủ tịch UBND huyện Krông Pa báo cáo tại buổi giám sát. Ảnh: Hà Duy

Giám sát đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025 tại Krông Pa

(GLO)- Ngày 17-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Thường trực HĐND và UBND huyện Krông Pa về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025”.
Trang trọng lễ cầu siêu và tiễn đưa các anh hùng liệt sĩ hy sinh trên chiến trường Campuchia về nước

Trang trọng lễ cầu siêu và tiễn đưa các anh hùng liệt sĩ hy sinh trên chiến trường Campuchia về nước

(GLO)- Theo kế hoạch, sáng 23-5, Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Gia Lai sẽ tổ chức trọng thể lễ truy điệu và an táng 21 liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở đất bạn Campuchia được tìm kiếm, quy tập trong mùa khô 2023-2024.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chiều 17-5, Đảng ủy Văn phòng Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, đảng viên Chi bộ Hành chính-Công nghệ thông tin thuộc Đảng ủy Văn phòng Tỉnh ủy.
Tiếp tục tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động trong thực hiện bảo hiểm y tế

Tiếp tục tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động trong thực hiện bảo hiểm y tế

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tại hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7-9-2009 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới diễn ra sáng 16-5. 

Gia Lai hướng đến mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân

Gia Lai hướng đến mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân

(GLO)- Sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới, tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Gia Lai tăng lên đáng kể. Nếu năm 2009, tỷ lệ bao phủ BHYT/dân số chỉ đạt 69,36% thì năm 2023, tỷ lệ này đã tăng lên 91%.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát hệ thống vũ khí tên lửa chiến thuật mới, chỉ đạo chuẩn bị chiến tranh

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát hệ thống vũ khí tên lửa chiến thuật mới, chỉ đạo chuẩn bị chiến tranh

(GLO)- Ngày 15-5, Hãng thông tấn KCNA cho biết, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã thị sát một hệ thống vũ khí tên lửa chiến thuật mới mà sẽ được trang bị cho các đơn vị tên lửa kết hợp của Quân đội nhân dân Triều Tiên (KPA) phụ trách nhiệm vụ khai hỏa quan trọng, theo nguồn tin từ TNO.

Quang cảnh buổi giám sát tại thị xã An Khê. Ảnh: Hà Duy

Giám sát đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025 tại An Khê

(GLO)- Chiều 15-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã An Khê về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.