Lừa xin việc chiếm đoạt hơn 2,4 tỷ đồng, lĩnh án 16 năm tù

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ngày 12/9, Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Trần Hồng Quân (sinh năm 1974, phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: VT

Bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: VT

Theo cáo trạng, Trần Hồng Quân từng là công nhân công tác tại Đội truyền tải điện Kon Tum từ năm 1993. Trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2018, do cần tiền để trả nợ và tiêu xài cá nhân, Trần Hồng Quân đã lừa dối nhiều người rằng bản thân có mối quan hệ quen biết rộng rãi, có khả năng liên hệ với những người có chức vụ, quyền hạn để xin việc, xin chuyển công tác... Nhiều người đã tin tưởng và được Quân nhận lời giúp và yêu cầu các cá nhân giao hồ sơ, giao tiền để Quân xin việc, xin chuyển công tác. Quân đã nhận tổng số tiền là 2,455 tỷ đồng. Sau đó, Quân chiếm đoạt tiền để sử dụng vào mục đích cá nhân.

Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Trần Hồng Quân 16 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 174, Bộ luật Hình sự.

Có thể bạn quan tâm

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Tối 24/9, UBND tỉnh tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024) với chủ đề “Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc”.
Tổng cục Quản lý thị trường xác minh vụ tố cáo quản lý thị trường Kon Tum giữ xe trái luật

Tổng cục Quản lý thị trường xác minh vụ tố cáo quản lý thị trường Kon Tum giữ xe trái luật

Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) đã ra quyết định thụ lý tố cáo và thành lập đoàn kiểm tra, xác minh nội dung công dân tố cáo một số hành vi vi phạm của công chức Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum liên quan đến vụ tạm giữ xe chở hàng có dấu hiệu trái luật.
"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.