Việt Nam thuộc top 3 điểm đến yêu thích nhất của người Hàn Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhật Bản và Việt Nam - hai quốc gia được người Hàn Quốc chọn thăm nhiều nhất, với lượng khách Hàn Quốc tăng lần lượt là 222% và 163%.
Du khách Hàn Quốc tham quan Bưu điện Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Du khách Hàn Quốc tham quan Bưu điện Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Người Hàn Quốc đã "đổ tiền" đi du lịch nước ngoài ngay khi các biện pháp phòng dịch COVID-19 hầu như được dỡ bỏ và tình hình an toàn dịch bệnh được củng cố.

Kết quả phân tích dữ liệu tiêu thụ của các ngành liên quan đến du lịch nước ngoài trong giai đoạn từ ngày 1/1-15/5 do công ty KB Kookmin Card công bố ngày 29/5 cho thấy doanh thu của các ngành chính liên quan đến du lịch nước ngoài như đại lý du lịch, hãng hàng không, cửa hàng miễn thuế lần lượt tăng 409%, 150% và 88% so với cùng kỳ năm 2022.

Xét theo châu lục, châu Á chiếm tỷ trọng cao nhất trong thị phần mua vé máy bay trong giai đoạn nêu trên với 81%, châu Âu chiếm 8%, châu Mỹ và châu Đại Dương mỗi khu vực đều chiếm 5%.

Cụ thể, tỷ lệ mua vé máy bay đến các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á cao nhất là Nhật Bản với 52%, Việt Nam đứng thứ hai với 12%, tiếp đến là Thái Lan (10%), Philippines (9%), vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) - 5%, Indonesia và Trung Quốc đều cùng chiếm 3%.

Tiếp nối năm 2022, năm nay tỷ trọng du lịch đến Nhật Bản, Việt Nam và Thái Lan vẫn giữ vị trí cao nhất.

Năm nay, số lượng mua vé máy bay của du khách Hàn Quốc đang tăng trên tất cả các khu vực nhưng khu vực có tỷ lệ tăng cao nhất là châu Á, tăng 192% so với cùng kỳ năm trước.

Trong số các khu vực châu Á, do ảnh hưởng cơ bản của lượng khách du lịch thấp trong năm trước, lượng khách du lịch đến Trung Quốc đã ghi nhận mức độ tăng đột biến 1.634% và Đài Loan tăng 923% so với cùng kỳ năm trước.

Nhật Bản và Việt Nam - hai quốc gia được du khách Hàn Quốc chọn thăm nhiều nhất, vẫn cho thấy mức độ thu hút của mình, với mức tăng lần lượt là 222% và 163%.

Bên cạnh đó, trong 2 kỳ nghỉ lễ kéo dài 3 ngày trong tháng Năm, số tiền sử dụng tại các nhà hàng, quán càphê và cửa hàng miễn thuế ở sân bay quốc tế Incheon tăng lần lượt 340%, 319% và 218% so với cùng kỳ năm ngoái, phản ánh sức nóng của xu hướng du lịch nước ngoài.

Có thể thấy, gần đây bên cạnh các chuyến du lịch tới các quốc gia châu Á, có khoảng cách tương đối ngắn khi xuất phát từ Hàn Quốc thì các chuyến đi đến khu vực châu Đại Dương cũng tăng lên đáng kể khi người tiêu dùng tranh thủ sử dụng các kỳ nghỉ.

Phân tích dữ liệu cho thấy ở châu Á, Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam, Nhật Bản và Thái Lan là các điểm đến được du khách Hàn Quốc đặc biệt yêu thích với mức tăng lần lượt là 319%, 227%, 193% và 172%.

Khu vực châu Đại Dương, đảo Guam ghi nhận mức tăng 137%, Australia và New Zealand đều tăng trưởng ở mức 55% và là những điểm đến mới thu hút khách Hàn Quốc.

Có thể bạn quan tâm

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày không chỉ làm bùng nổ các tua du lịch, mà còn tạo ra cuộc chạy đua hấp dẫn giữa những chuyến đi xa và những kỳ nghỉ gần. Thị trường đang bày ra “mâm cỗ” phong phú, đủ hương vị từ truyền thống đến hiện đại, tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền.

Khám phá Ngọa Long Sơn

Khám phá Ngọa Long Sơn

(GLO)- Ngọa Long Sơn là một khu nhà vườn nghỉ dưỡng đẹp gần núi Hàm Rồng, trong một thung lũng đẹp, bao bọc bởi núi đồi và ruộng bậc thang, khí hậu trong lành, mát mẻ, thuộc địa bàn xã Gào, cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 11 km về phía Nam.

Mô hình “Cà phê cảnh quan” ở xã Đak Krong, huyện Đak Đoa. Ảnh: H.T

“Cà phê cảnh quan”: Đa lợi ích

(GLO)- Cà phê cảnh quan là mô hình trồng cà phê xen canh với các cây trồng khác để tạo cảnh quan sinh thái, giúp mang lại giá trị cao cho cây cà phê, có thể phát triển du lịch.