Bất chấp thiếu chuyến bay, lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam vẫn tăng mạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hiệp hội các công ty lữ hành Nga cho biết Việt Nam là điểm đến truyền thống phổ biến cho khách du lịch nghỉ dưỡng biển của Nga, đặc biệt là từ các vùng Ural, Siberia và Viễn Đông.

untitled-9556.jpg
Hai du khách Nga say sưa chụp ảnh tại di tích Tháp Bà Ponagar. (Ảnh: Tiên Minh/TTXVN)

Lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam trong năm 2024 đã tăng 84,9%, đạt 232.300 lượt khách, bất chấp vẫn thiếu các chuyến bay thẳng và thuê bao từ các khu vực.

Mặc dù lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam vẫn còn kém xa so với năm 2019, nhưng mức tăng trưởng này dự kiến sẽ tiếp tục vào năm 2025.

Báo cáo của Hiệp hội các công ty lữ hành Nga (ATOR) cho biết sự gia tăng này nhờ một số các chuyến bay thẳng đã được nối lại và các chuyến bay nối chuyến giá rẻ qua Trung Quốc.

Theo ATOR, năm 2024, 85% khách du lịch Nga đến các khu nghỉ dưỡng tại Việt Nam bằng các chuyến bay nối chuyến.

ATOR cho biết Việt Nam là điểm đến truyền thống phổ biến cho khách du lịch nghỉ dưỡng biển của Nga, đặc biệt là từ các vùng Ural, Siberia và Viễn Đông. Nhưng do thiếu phương tiện di chuyển trực tiếp đến các khu nghỉ dưỡng và không có chuyến bay thuê theo khu vực nên lượng khách vẫn còn chưa thể so với trước đại dịch COVID-19 vào năm 2019.

Thời điểm đó, Việt Nam đã đón 646.524 lượt khách du lịch từ Liên bang Nga, gấp 2,8 lần so với năm 2024.

Tuy vậy, khách du lịch Nga đến Việt Nam cũng không thấp hơn nhiều so với khách du lịch các nước châu Âu khác, ví dụ Anh là 306.194 lượt khách, tăng 20,8% so với năm 2023, Pháp là 278.943 lượt, tăng 29,4% và Đức là 249.217 lượt, tăng 24,5%.

Dòng khách du lịch Nga đến Việt Nam có đặc điểm là tính theo mùa khá rõ rệt. Những tháng nghỉ mát phổ biến nhất của người Nga là từ tháng 10 đến tháng 2, ít phổ biến nhất là từ tháng 5 đến tháng 7.

Theo số liệu của Cục Du lịch Việt Nam, năm 2024, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 17.583.901 lượt khách quốc tế, tăng 39,5% so với năm 2023. Trong đó, 84,4% đến bằng đường hàng không, 14,2% từ các nước láng giềng qua biên giới đất liền, 1,4% bằng đường biển.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Sáng 30/4, khu vực trung tâm TPHCM rợp cờ đỏ sao vàng và kín đặc người dân đổ về xem diễu binh, diễu hành. Giữa dòng người reo hò là hình ảnh du khách nước ngoài đội nón tai bèo, quấn khăn rằn, hòa mình vào không khí hào hùng của đại lễ 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước.

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

(GLO)- Một ngày giữa tháng Tư, tôi có chuyến thăm TP. Hồ Chí Minh. Như tín hiệu của vũ trụ, có điều gì đó thôi thúc tôi phải về với nơi mà 50 năm về trước, cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui của ngày đại thắng, thống nhất non sông.