Phố núi cũng ngập!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thật khó tin khi sau trận mưa lớn, một đô thị ở cao nguyên như Kon Tum lại chìm trong biển nước. Nhưng đấy là sự thật...

Ở độ cao trên 525 m so với mực nước biển, TP.Kon Tum (Kon Tum) có lịch sử hình thành và phát triển khá lâu đời. Là đô thị loại 2 với trên 170.000 dân, địa phương này đang từng bước hoàn thiện về cơ sở hạ tầng nhưng phải đối mặt với nỗi lo ngập úng. Có thể nói, với sự gia tăng về dân số, đô thị Kon Tum dần phát lộ ra những bất cập về cơ sở hạ tầng.

Nhiều năm qua, tình trạng ngập lụt tại TP.Kon Tum diễn ra một cách thường xuyên hơn. Vào mùa mưa, nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Kon Tum lại chìm trong biển nước.

Đặc biệt, trên tuyến đường Trần Hưng Đạo, đoạn giao nhau với đường Phan Đình Phùng đến đoạn giao nhau với đường Đoàn Thị Điểm, tình trạng ngập nước xảy ra thường xuyên. Mỗi khi có mưa lớn, ngập cục bộ khiến giao thông trên tuyến đường này bị tê liệt, hàng trăm hộ gia đình, doanh nghiệp buôn bán, kinh doanh phải đóng cửa…

Tình trạng trên đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và việc kinh doanh khiến nhiều người bức xúc. Dù người dân đã nhiều lần phản ánh, kiến nghị nhưng vấn đề ngập lụt cục bộ mỗi khi có mưa lớn vẫn chưa được xử lý.

Năm 2022, trước những phản ánh của người dân, UBND tỉnh Kon Tum đã yêu cầu UBND TP.Kon Tum khẩn trương triển khai các giải pháp trước mắt để xử lý tình trạng ngập các tuyến đường. Tuy nhiên, ngập lụt vẫn tiếp diễn.

Một đô thị ở vùng cao như Kon Tum lại ngập lụt sau mỗi trận mưa là sự việc bất thường. Do đó, cần xem xét nguyên nhân một cách toàn diện gắn với công tác quy hoạch đô thị; đánh giá lại và có biện pháp nâng cấp, sửa chữa hệ thống thoát nước. Qua đó, sẽ giải quyết được những bức xúc của người dân, cải thiện hình ảnh của phố núi Kon Tum trong mắt bạn bè gần xa và đặc biệt là thu hút đầu tư, nâng cao chỉ số cạnh tranh trong khu vực.

Có thể bạn quan tâm

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.