Sống chung với AI

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ChatGPT có thể được coi là một ví dụ điển hình về sự nổi lên của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Đạt được hàng trăm triệu lượt người dùng chỉ vài tháng sau khi ra mắt, ChatGPT cho con người thấy khả năng của một cỗ máy: học tập từ những người tạo ra nó.

ChatGPT có thể được coi là một ví dụ điển hình về sự nổi lên của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Đạt được hàng trăm triệu lượt người dùng chỉ vài tháng sau khi ra mắt, ChatGPT cho con người thấy khả năng của một cỗ máy: học tập từ những người tạo ra nó.

Nằm gọn trong một màn hình máy tính hoặc điện thoại thông minh, nhưng ChatGPT của OpenAI lại vô cùng mạnh mẽ. Ảnh: AFP

Nằm gọn trong một màn hình máy tính hoặc điện thoại thông minh, nhưng ChatGPT của OpenAI lại vô cùng mạnh mẽ. Ảnh: AFP

Tuy nhiên, không phải ai cũng phấn khích về bước tiến mới đó. AI là một trong những công nghệ biến đổi nhanh nhất mà chúng ta từng thấy trong lịch sử nhân loại, và sức mạnh biến đổi đó là thứ khiến nhiều người trở nên sợ hãi và cảnh giác. Nếu AI có khả năng biến đổi, thì nó có khả năng biến đổi vì cả những lý do tốt cũng như lý do xấu.

Theo tạp chí Forbes, nỗi sợ hãi về những điều mới luôn xảy ra trong lĩnh vực công nghệ. Điều này xảy ra mỗi khi có một công nghệ hoặc xu hướng mới có khả năng thay đổi cuộc sống loài người xuất hiện, từ Internet, điện thoại thông minh tới tiền điện tử.

Nỗi sợ hãi về AI dường như xuất phát từ một số nguyên nhân phổ biến: lo lắng chung về trí thông minh của máy móc, lo sợ thất nghiệp hàng loạt, lo ngại về siêu trí tuệ, đặt sức mạnh của AI vào tay kẻ xấu, mối quan tâm và thận trọng chung khi nó tạo ra những công nghệ mới. Một trong những nỗi sợ hãi phổ biến nhất về AI chỉ là sự lo lắng chung về nó và khả năng của nó.

Một chủ đề lặp đi lặp lại trong các bộ phim và khoa học viễn tưởng là các hệ thống AI trở nên quá thông minh và mất kiểm soát. Con người không thích máy móc trở nên quá thông minh vì chúng ta sợ rằng, mình không thể kiểm soát được nó. Nỗi sợ hãi chủ yếu bao quanh việc con người không thể kiểm soát được công nghệ do chính mình tạo ra.

Những bộ phim nổi tiếng như “Kẻ huỷ diệt” hay “Avenger: Thời đại Ultron” đã phác họa nỗi lo này với kẻ phản diện chính là một AI. Chính việc được đưa lên phim ảnh cũng là một cú hích khiến nỗi lo chung của loài người về máy móc gia tăng.

Nỗi lo mất việc

Một nỗi sợ hãi lớn về AI bắt nguồn từ ý tưởng về tình trạng thất nghiệp hàng loạt của con người do bị thay thế bởi máy móc hay AI. Những AI như ChatGPT đang hướng tới việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản trong công việc văn phòng cũng như tự động hoá. Các công việc từng được cho là chỉ con người làm được như viết mã lập trình nay đã có thể nhờ ChatGPT.

Điều đó khiến nhu cầu về lao động được đào tạo trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế dần dần không còn nữa trong khi ngày càng phát triển và ngày càng thâm nhập vào thế giới kinh doanh. AI cũng có ảnh hưởng đến những người lao động chân tay như tài xế giao hàng, tài xế taxi và nhiều khía cạnh khác của chuỗi cung ứng, hậu cần và sản xuất nhờ khả năng điều khiển và tự động hoá của mình.

AI tập làm người xấu

Một nỗi sợ phổ biến khác về AI là công nghệ này có thể giúp những kẻ xấu thực hiện ý tưởng phạm tội của mình một cách dễ dàng hơn. Theo Forbes, các nhà lãnh đạo ở Nga đã từng tuyên bố rằng bất cứ ai dẫn đầu sự tiến bộ của AI sẽ trở thành một trong những nhà thống trị hàng đầu của thế giới. Không có gì ngạc nhiên khi các quốc gia phát triển cùng nhiều gã khổng lồ công nghệ như Apple, Meta, Microsoft đang đổ một lượng lớn tiền để đầu tư và nghiên cứu phát triển các hệ thống AI, kể cả trong lĩnh vực quân sự từ máy bay tự động đến các hệ thống tình báo có thể ảnh hưởng đến tin tức được truyền đi.

Không chỉ những cơ quan Chính phủ hay các công ty lớn mới phải đề phòng kẻ xấu sử dụng AI. Tội phạm và những kẻ nghịch ngợm sử dụng công nghệ AI để phục vụ những mục đích xấu xa của chúng cũng đáng sợ không kém. Các AI “cấp độ cao” như ChatGPT của OpenAI hay Bard của Google đã thể hiện một số thái độ phân biệt chủng tộc hay miệt thị người sử dụng, điều đó có thể đặt ra câu hỏi về ý định của người tạo và những người đang dạy hệ thống và tất cả những gì họ hy vọng đạt được.

Quá thông minh để có thể kiểm soát

Có lẽ nỗi sợ hãi lớn nhất của đại chúng khi nhắc tới AI là trí thông minh siêu phàm, hoặc AI sẽ phát triển đến điểm mà nó không còn quan tâm đến sự tồn tại của loài người nữa, như những gì xảy ra với cỗ máy Skynet trong loạt phim “Kẻ hủy diệt”. Nỗi sợ này khiến nhiều người vẽ ra một viễn cảnh, nơi mà công nghệ sẽ đạt đến điểm mà nó có thể tự học, tự cải thiện và phát minh, và thay vì trở thành động lực giúp nhân loại tiến bộ hơn, nhân loại sẽ trở thành kẻ phục tùng công nghệ. Điều đáng lo ngại là bộ não của chúng ta sẽ không thể theo kịp sự tiến bộ, phát triển và phát minh sau một thời điểm nhất định vì mọi thứ sẽ di chuyển quá nhanh.

AI có thực sự đáng để chúng ta phải lo sợ?

Ít nhất là ở thời điểm hiện tại, các hệ thống AI vẫn chưa thể hiện nhiều vấn đề đáng lo ngại. Các hệ thống với công nghệ máy học mạnh mẽ như ChatGPT và Bard vẫn đang phải dựa dẫm vào dữ liệu do con người cung cấp. Vì thế, việc kiểm soát chúng dễ dàng hơn rất nhiều. Với khả năng hiện tại, AI mới đang dần có vị trí vững chắc như một thứ công cụ cho con người thoải mái sáng tạo, và vì là một công cụ, con người không thể đổ lỗi hoàn toàn cho nó về tình trạng thất nghiệp hiện nay.

Tất cả những nỗi sợ hãi này bắt nguồn từ thực tế là chúng ta không biết tương lai của AI sẽ đi đến đâu và sẽ đến đó trong bao lâu. Công nghệ tạo ra những bước nhảy vọt đáng ngạc nhiên và bất thường theo những cách mà chúng ta không bao giờ nghĩ rằng nó sẽ xảy ra và đôi khi, những điều chúng ta tưởng tượng lại không xảy ra. Rõ ràng, với khả năng suy nghĩ và thích ứng nhanh của loài người, những AI như ChatGPT hay Bard sẽ trở thành một trợ thủ đắc lực để xây dựng tương lai thay vì là một mối lo ngại cho những người tạo ra chúng.

Có thể bạn quan tâm

Mạnh tay xử lý SIM rác

Mạnh tay xử lý SIM rác

Cục Viễn thông ghi nhận từ ngày 1/3 đến hết 31/3/2024, trung bình 1 người sở hữu từ 4 - 9 SIM điện thoại, tương ứng 7,9 triệu SIM thuê bao có đứng tên giấy tờ.