Công nghệ trí tuệ nhân tạo đang đặt ra rủi ro lớn với quyền con người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Trong tuần qua, hơn 60 quốc gia bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc kêu gọi phải có quy định về AI để đảm bảo công nghệ này “không phương hại an ninh, ổn định và mức độ đáng tin cậy quốc tế."
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Những bước phát triển mới đây của công nghệ (AI) đang đặt ra rủi ro lớn đối với quyền con người, do đó cần có cơ chế bảo vệ trước các trường hợp vi phạm.

Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người Volker Turk đưa ra cảnh báo trên ngày 18/2, trong bối cảnh tuần qua có hơn 60 quốc gia, bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc kêu gọi phải có quy định về AI để đảm bảo công nghệ này “không phương hại an ninh, ổn định và mức độ đáng tin cậy quốc tế."

Ông Turk bày tỏ quan ngại trước những nguy cơ tiềm ẩn từ sự phát triển gần đây của AI. Ông nói: “Các cơ quan quyền con người, phẩm giá và tất cả quyền con người đều đang đối mặt nguy cơ nghiêm trọng. Cần hối thúc mạnh mẽ các chính phủ và doanh nghiệp phát triển nhanh chóng các công cụ bảo vệ hiệu quả (trước AI)."

Công nghệ AI ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống thường ngày, tạo bước đột phá về công cụ tìm kiếm qua mạng Internet, thay đổi cách con người theo dõi sức khỏe và mang lại không ít sáng kiến, ví dụ như ứng dụng có khả năng viết mọi nội dung văn bản chỉ trong vài giây, dựa trên những yêu cầu đơn giản. Đã có nhiều ý kiến chỉ trích liên quan đến những vấn đề như vi phạm quyền riêng tư hay các thuật toán mang tính thiên vị.

Đại diện Liên hợp quốc khẳng định sẽ giám sát chặt chẽ xu hướng hiện nay, hỗ trợ chuyên môn để đảm bảo rằng khía cạnh quyền con người sẽ luôn là yếu tố trung tâm, dù cho công nghệ này có phát triển đến đâu.

Có thể bạn quan tâm

Nghiệm thu đề tài xây dựng quy trình trồng sâm non bằng phương pháp khí canh

Nghiệm thu đề tài xây dựng quy trình trồng sâm non bằng phương pháp khí canh

(GLO)- Chiều 22-4, Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh Gia Lai nghiệm thu đề tài “Xây dựng quy trình trồng sâm non (sâm Hàn Quốc và Hồng đẳng sâm) bằng phương pháp khí canh tại Gia Lai”. Đề tài do Trường Đại học Tôn Đức Thắng chủ trì, Tiến sĩ Ngô Việt Đức làm chủ nhiệm.