Không ai muốn so sánh ngày công bác sĩ và lao động thợ hồ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mới đây thôi, một bác sĩ có nhiều năm công tác, là phó trưởng khoa tại một trung tâm y tế huyện phải xin nghỉ việc vì lý do rất chua xót: lương không đủ trang trải cuộc sống cho gia đình.
Bác sĩ Q. với lá đơn xin nghỉ việc trên tay. Ảnh: Phúc Đạt

Bác sĩ Q. với lá đơn xin nghỉ việc trên tay. Ảnh: Phúc Đạt

Đó là bác sĩ N.V.Q, Phó trưởng khoa Ngoại-Phụ sản, Trung tâm y tế huyện Phú Lộc, cơ sở Chân Mây (tỉnh Thừa Thiên Huế).

Sau 10 năm công tác, mức lương hiện tại là 7 triệu đồng/tháng, từng đó là không đủ nuôi sống gia đình - như bác sĩ viết trong đơn xin chấm dứt hợp đồng viên chức.

Nghề y là một nghề đặc biệt vì phải học và đào tạo liên tục. Trong 10 năm kể từ khi ra trường để được nhận mức lương 7 triệu trên, bác sĩ Q còn phải tự bỏ tiền cá nhân để đi đào tạo chuyên khoa sau đại học nhằm phục vụ người bệnh.

Bố của bác sĩ Q đau xót nói rằng, gia đình đã phải bán đất để cho bác sĩ Q đi học chuyên khoa sau đại học, nhưng sau bao năm trời cố gắng mà lương trung bình chỉ được 7 triệu đồng/tháng, tính ra còn thua cả những người làm nghề thợ hồ ở quê khi một ngày công trung bình cũng đã 300 - 350 ngàn đồng.

Sự so sánh của bố bác sĩ Q là rất rõ ràng và rất thực tế, và cho thấy một sự thật rằng: sự đãi ngộ với các cán bộ y tế là không xứng đáng.

Và chính vì việc đãi ngộ không xứng đáng trên mà không riêng gì bác sĩ Q, thời gian qua có hàng ngàn cán bộ y tế nghỉ việc, rời khỏi các bệnh viện công, kể cả các bệnh viện lớn.

Đã có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra để lý giải, nhưng chỉ có 2 nguyên nhân chính: đó là lương thấp và chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng trong khi tính chất công việc thì áp lực.

Chúng ta đã rất nhiều lần nói rằng, những "thiên thần áo trắng" dứt áo ra đi là một lẽ đương nhiên và là minh chứng rõ ràng cho việc "chảy máu chất xám" từ bệnh viện công lập về các cơ sở y tế ngoài công lập, tư nhân; tạo nên những “khoảng trống”, “đứt gãy” quá trình vận hành tại các cơ sở y tế công lập.

Trước thực trạng trên, Bộ Y tế cũng đã đề nghị Chính phủ tăng chế độ phụ cấp ngành y ở mức cao nhất để đảm bảo quyền lợi người lao động.

Và mới đây thôi, Quốc hội đã có nghị quyết từ ngày 1.1.2023 thực hiện điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở.

Quyết định này có ý nghĩa rất lớn, qua đó giúp ổn định tinh thần làm việc của các cán bộ y tế. Tuy nhiên, có vẻ như vậy là chưa đủ, bởi vì lương vẫn chưa tăng.

Câu chuyện của bác sĩ Q đã cho thấy một nguyện vọng chính đáng của phần lớn cán bộ y tế là được tăng lương cơ sở sớm hơn nữa. Việc tăng đồng bộ như vậy mới giúp thu nhập của các cán bộ y tế nâng lên đáng kể, như vậy mới có ý nghĩa trong việc trang trải cuộc sống.

Sự so sánh ngày công của bác sĩ và người lao động thợ hồ là điều không mong muốn, nhưng lại đang quá thực tế và rõ ràng, và không ai muốn điều đó cả!

Có thể bạn quan tâm

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

(GLO)- Khác với những phiên giao dịch việc làm thông thường, Hội chợ việc làm diễn ra tại TP. Pleiku ngày 6-5 do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) tổ chức là cầu nối mở ra cơ hội mới cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước.

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

(GLO)- Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai (Sở Nội vụ) thông tin, ngày 6-5 tại Sàn giao dịch việc làm (20 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) sẽ tổ chức Hội chợ việc làm hỗ trợ cho lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh tại Nhật Bản theo chương tình IM Japan về nước .

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Nghề giặt ủi thời hiện đại

Nghề giặt ủi thời hiện đại

(GLO)- Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, hiện nay, nghề giặt ủi truyền thống không chỉ gói gọn trong việc giặt hấp đồ dùng, quần áo mà còn mở rộng dịch vụ làm sạch vật dụng, phụ kiện theo nhu cầu của khách hàng.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.