Chuyện cũ trên miền biên giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Gia Lai có đường biên giới chung với Campuchia hơn 90 km, cư dân hai bên đường biên từ lâu đời có những mối quan hệ thân tộc, chung sống hòa thuận, chia sẻ, giúp đỡ nhau khi thuận lợi cũng như lúc khó khăn, hoạn nạn. Điều đó đã được lịch sử từ xa xưa ghi nhận và câu chuyện cũ sau đây cũng là một phần làm rõ thêm điều đó.
Trung tuần tháng 12-1988, tôi tháp tùng đoàn công tác do Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai-Kon Tum Nguyễn Văn Sỹ (Ksor Krơn) phụ trách sang phối hợp với lãnh đạo tỉnh Ratanakiri để bàn bạc, thống nhất việc đưa đón Quân tình nguyện Việt Nam về nước qua Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Tiếp và làm việc với đoàn là bà La-on, Bí thư, Tỉnh trưởng Ratanakiri.
Khi giao lưu và đi xuống cơ sở, chúng tôi tiếp cận với nhiều cán bộ và người dân địa phương dọc biên giới. Nhiều làng, nhiều nhà và cuộc sống của người dân nơi đây rất giống bà con Jrai bên phía Việt Nam. Khi ấy, rừng dọc theo biên giới phía nước bạn cũng như bên ta còn rất nhiều, các con suối dẫu là mùa nắng nhưng vẫn trong veo và êm đềm chảy qua những cánh rừng nguyên sinh bát ngát. Cá lóc, cá lăng rất nhiều, bà con đánh bắt và phơi khô dùng trong bữa ăn hàng ngày. Họ đãi đoàn công tác “liên tịch” của chúng tôi món cá lóc mà bây giờ chúng ta gọi là đặc sản-cá lóc một nắng.
Trong những câu chuyện của buôn làng, của xứ sở quê hương, của một thời bà con 2 nước Việt Nam-Campuchia chung lưng đấu cật, hết đánh đuổi xâm lược Pháp rồi đến đế quốc Mỹ, đến giặc Pol Pot khát máu diệt chủng, rồi chuyện chống chọi với thiên tai, dịch bệnh, thú dữ... của bà con 2 bên biên giới. Làng nào cũng vậy, những câu chuyện vô đề như không có điểm kết. Và trong những câu chuyện ấy, Bí thư Nguyễn Văn Sỹ trở thành phiên dịch cho Bí thư, Tỉnh trưởng La-on với bà con và cán bộ cơ sở. Ranh giới ngoại giao đã không còn là điều quan tâm nữa, những câu chuyện giữa chủ và khách cứ như... người một nhà.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ) tăng cường quản lý, kiểm soát biên giới, chặn dịch từ xa. Ảnh: Anh Huy
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ) tuần tra bảo vệ biên giới. Ảnh: Anh Huy
Lễ tiễn đưa Quân tình nguyện Việt Nam hoàn thành nghĩa vụ giúp bạn rời khỏi xứ Chùa Tháp năm ấy diễn ra ở một nơi gần biên giới Campuchia-Việt Nam. Tôi đã có bài tường thuật về sự kiện trọng đại này, trong đó có đoạn: “7 giờ 30 phút, ngày 21-12-1988, lễ mít tinh trọng thể đưa tiễn một bộ phận cán bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam hoàn thành nghĩa vụ quốc tế trên đất nước bạn Campuchia trở về nước theo hướng Đông Bắc Campuchia khai mạc tại huyện Oyadav, tỉnh Ratanakiri. Hàng vạn cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tỉnh Ratanakiri, thay mặt cho quân dân 4 tỉnh Đông Bắc Campuchia và nhân dân Campuchia đã tới dự lễ.
Nữ đồng chí La-on-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia (nay là Đảng Nhân dân Campuchia), Bí thư tỉnh Ratanakiri được ủy nhiệm của Đảng và Nhà nước Campuchia thay mặt cho quân dân các tỉnh Đông Bắc Campuchia đọc diễn văn. Đồng chí bùi ngùi xúc động trước 5 ngàn Quân tình nguyện Việt Nam đang sẵn sàng rời đất nước Chùa Tháp trở về quê mẹ theo lệnh của Bộ Quốc phòng Việt Nam (...).
Cán bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam và nhân dân Campuchia có mặt trong buổi mít tinh im lặng chăm chú lắng nghe từng lời của Bí thư La-on. Nhiều mẹ già, em gái Campuchia không cầm được nước mắt khi nghe đồng chí Bí thư nhắc lại cảnh tàn sát, giết người không kém thời trung cổ của những năm Campuchia dưới ách thống trị của bè lũ Pol Pot. Hàng triệu mẹ già, em bé, người dân lương thiện Campuchia đã ngã xuống, hận thù ấy nhân dân Campuchia không bao giờ quên. Càng khắc sâu căm thù Pol Pot, nhân dân Campuchia càng biết ơn Đảng, Nhà nước, Quân đội và Nhân dân Việt Nam, công ơn trời biển của Việt Nam, của Quân đội nhân dân Việt Nam, của những người lính tình nguyện có mặt trong buổi mít tinh này biết nói bao giờ cho hết, biết viết bao sách cho vừa...” (Báo Gia Lai ra ngày 28-12-1988).
Sự kiện trên đã cách nay 33 năm, nhưng mỗi khi tôi trở lại vùng đất biên cương giữa 2 nước Việt Nam-Campuchia, người xưa, cảnh cũ đã không còn, nhưng nỗi lòng người viết bài báo nói trên thì mãi ghi nhớ từng chi tiết thân tình, hữu nghị, yêu thương với những người con cùng chung sống trên một vùng biên giới bao đời. Bạn bè tôi trong Nam, ngoài Bắc, khi đến Gia Lai, bao giờ tôi cũng đưa họ lên vùng biên giới Đức Cơ. Và những lần đến đó, chúng tôi luôn nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình, chu đáo của anh em bộ đội Biên phòng, của các cán bộ, nhân viên, đồng bào 2 bên biên giới.
Người ta nói bao điều về phên giậu, về đối ngoại, ngoại giao, biên phòng... Riêng tôi cạn nghĩ, chuyện biên giới có được bình yên hay không, ở đó trước hết là bà con 2 bên đường biên có đủ cơm ăn, áo mặc, con cháu họ được học hành và chữa bệnh khi ốm đau; có mối quan hệ thân tình, thấu hiểu và chia sẻ lẫn nhau khi “tối lửa tắt đèn”.
ĐOÀN MINH PHỤNG

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.