Chư Sê: Quan tâm chăm sóc thiếu nhi dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, huyện Chư Sê đã chú trọng triển khai công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em dân tộc thiểu số (DTTS) có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và được sống trong môi trường an toàn.
Huyện Chư Sê hiện có hơn 36.000 trẻ em (chiếm 29,53% dân số), trong đó có gần 12.000 em người DTTS, hơn 400 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bà Vũ Thị Hà-Phó Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện-cho biết: “Phòng thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng tham mưu giúp UBND huyện triển khai kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em, nhất là trẻ em DTTS”.
Cụ thể, năm 2019, huyện đã phát động Tháng Hành động vì trẻ em với chủ đề “Chung tay vì trẻ em nghèo, trẻ em DTTS”. Tại lễ phát động, huyện đã kêu gọi ủng hộ được hơn 16 triệu đồng để tặng quà cho trẻ em nghèo, trẻ em DTTS; vận động ủng hộ Quỹ Bảo trợ trẻ em được gần 60 triệu đồng và 5 suất quà (mỗi suất trị giá 500 ngàn đồng). Dịp này, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh cũng tặng 8 suất học bổng và 1 sổ tiết kiệm cho các em nhỏ của huyện. Ngoài ra, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội còn phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo lập danh sách cấp học bổng năm học 2019-2020 cho 10 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vượt khó học giỏi với kinh phí 10 triệu đồng.
Trẻ em DTTS nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ giáo viên, nhà trường để tự tin vươn lên trong cuộc sống. Ảnh: M.K
Trẻ em DTTS nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ giáo viên, nhà trường để tự tin vươn lên trong cuộc sống. Ảnh: M.K
Bên cạnh đó, huyện đã chủ động rà soát số trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn để có phương án thăm hỏi, tặng quà. Cụ thể, thăm hỏi gia đình có trẻ bị tử vong do tai nạn thương tích với kinh phí 20 triệu đồng; hỗ trợ 2 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, 2 trẻ bị mắc bệnh hiểm nghèo với kinh phí 6 triệu đồng; hỗ trợ 2 trẻ bị xâm hại với kinh phí 4 triệu đồng. Ủy ban nhân dân huyện cũng chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, Bảo hiểm Xã hội huyện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; rà soát và lập hồ sơ trẻ em thuộc đối tượng hưởng chế độ bảo trợ xã hội.
Thực tế hiện nay, phần lớn trẻ em DTTS chưa được tham gia nhiều vào các vấn đề liên quan đến trẻ em. Nhiều em gặp khó khăn trong thực hiện quyền trẻ em cũng như tiếp cận các dịch vụ xã hội. Vì vậy, huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về trách nhiệm bảo vệ trẻ em; tổ chức nhiều diễn đàn để lắng nghe tiếng nói của trẻ em; huy động các nguồn lực tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, đảm bảo 100% trẻ em được hưởng các chính sách an sinh xã hội. Ông Ngô Xuân Hiếu-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Sê-cho hay: “Hiện nay, nhiều học sinh DTTS vẫn còn khó tiếp cận với công nghệ thông tin, hình thức học trực tuyến vì điều kiện còn khó khăn, nhất là trong đợt nghỉ phòng tránh dịch Covid-19 vừa qua. Bởi vậy, ngoài việc miễn phí các dịch vụ vô tuyến, viễn thông đối với lĩnh vực giáo dục để học sinh có điều kiện tiếp xúc thì đơn vị cũng kêu gọi sự chung tay của cộng đồng góp phần hỗ trợ các em”.
Chia sẻ niềm vui khi nhận được sự quan tâm từ cộng đồng, em Đinh Việt (lớp 8A, Trường THCS Hoàng Hoa Thám, xã Bar Măih) cho hay: “Bố mẹ em đều làm nông nên cuộc sống còn nhiều khó khăn. Em đã được thầy cô và mọi người xung quanh quan tâm, giúp đỡ. Mỗi dịp nhận được quà tặng, em rất phấn khởi. Đây là động lực để em vượt qua khó khăn và tự tin trong học tập”.
Nhằm đảm bảo cho trẻ DTTS được sống trong môi trường an toàn, nhiều trường học ở huyện Chư Sê chú trọng công tác vận động xã hội cùng chung tay góp sức cải thiện điều kiện sống, tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho các em. “Để công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em DTTS đạt nhiều kết quả hơn, các ngành, đoàn thể và nhân dân cần thể hiện trách nhiệm bằng những hành động cụ thể, thiết thực; dành nhiều thời gian, tình cảm hơn nữa cho trẻ; thực hiện tốt các biện pháp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng trẻ em bị bạo lực, xâm hại, tai nạn thương tích, bị bóc lột sức lao động và rơi vào các tệ nạn xã hội; đồng thời lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các em để có sự chăm sóc, giáo dục phù hợp”-Phó Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Chư Sê nhấn mạnh.
MAI KA

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.