Rực hồng lan càng cua

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Lan càng cua còn gọi là tiểu quỳnh, cùng họ xương rồng với hoa quỳnh. Thân cành và hoa lan càng cua trông nhang nhác như quỳnh, tuy nhỏ hơn nên gọi tiểu quỳnh là vậy!
Lan càng cua đẹp nhất vẫn là ghép cộng sinh trên cây thanh long. Thân hoa cao, dễ tạo kiểu dáng. Lan ra hoa vào dịp tháng Chạp, kéo dài hàng tháng, phù hợp cho người trồng hoa chơi Tết. Phơi nắng cả năm, đến dịp trời trở lạnh khô, cây nở hoa ngay các đầu lá. Lá lan càng cua thực ra là những mầm cành, mọc thành từng đốt như chân loài cua biển, xếp lớp trùm lên thân cây. Hoa lan càng cua nở rộ trong một thời điểm, cả cây lan quây tròn một sắc hồng tím như màu cánh sen. Lúc ấy, cây lan tựa như một bó hoa rực rỡ đúng hẹn bung hết cỡ đón xuân.
Theo nhà văn Vũ Bằng trong “Thương nhớ mười hai” (Chương 12, viết về tháng Chạp miền Bắc) thì: Từ xưa, người Hà Nội rất yêu thích giống hoa này và gọi là lan chân cua. Cũng trong sách này, nhà văn có nói qua việc người xưa trồng lan chân cua trong chậu sứ Giang Tây, bằng cách cấy ghép mầm lan vào gốc xương rồng mà chưng trong ngày Tết.
Lan càng cua, chỉ khi được ghép vào cây khác mới cho vẻ đẹp sung mãn, cao sang. Để ghép được mầm càng cua vào thân cây khác không khó, nhưng phải lưu ý một số điểm. Cần ghép đúng mùa vụ, tốt nhất là vào cuối mùa thu. Tuy lan càng cua thuộc họ xương rồng, nhưng trong họ ấy lại có 2 ngành là xương rồng có mủ (nhựa trắng) và xương rồng không có mủ (không có nhựa trắng). Lan càng cua chỉ ghép được với các loại xương rồng không có mủ  như: quỳnh, thanh long, xương rồng cảnh... Tốt nhất là ghép với thanh long. Đồng thời, phải tuân thủ nguyên tắc ghép thân vào thân. Các loại cây thuộc họ xương rồng, để tăng khả năng chịu hạn, chúng không phát triển lá (giảm bay hơi), mặt khác, thân cành được bọc bởi một lớp dày vỏ tích đầy nước. Thân cành xương rồng chỉ teo tóp lại tối thiểu như một sợi dây gọi là đọt bấc. Khi ghép lan càng cua phải vót nhọn mầm cành cho lòi rõ đọt bấc, vừa tạo sự tiếp xúc với thân cây ghép, vừa dễ cắm sâu tới đọt bấc của cây mang thân. Về phía cây làm thân ghép, khi muốn ghép cành lan càng cua vào vị trí nào, cần dùng dao nhọn, rạch sâu vào thân cây, qua phần vỏ nước, thấu được đọt bấc, rồi mới cắm chắc mầm càng cua vào.
Lan càng cua. Ảnh: Ngọc Hòa
Lan càng cua. Ảnh: Ngọc Hòa
Từ cách ghép mầm cành trên gốc thân thanh long, ta có thể tùy sở thích, tùy khiếu thẩm mỹ mà tạo ra các thế cây trực, mang tán hoa tròn đầy viên mãn. Hoặc tạo thế huyền với những mảng hoa đổ xuống từ trên một cái chậu cao. Có thể có một chùm hoa theo thế hoành khẳng khiu thơ mộng...
Lan càng cua có một tập tính lạ là khi được ghép mầm vào gốc cây thanh long, nó đâm chồi nảy lộc tốt tươi một cách tự nhiên như đó là thân gốc của mình vậy. Cũng từ đó, gốc thanh long cần mẫn một đời đỡ những nhánh càng cua mướt mát rậm rì, mọc rễ bền gốc mà hút đất hút nước nuôi cành nuôi hoa ấy khoe sắc. Thân cây thanh long ngày càng già quắt, như bị rút hết mọi tinh chất cho tán cành càng cua sum suê. Từ lúc được cấy những mầm càng cua, thân thanh long không còn lớn lên, không đâm chồi nảy lộc, chỉ một đời làm thân cỗi vì sắc hoa lạ ấy.
Đó là một cuộc giao thoa hồn nhiên ngây thơ của hai loại cây, thanh long quên mình làm gốc làm rễ, càng cua vô tư nảy chồi bung hoa, mà thành một cây hoa tuyệt mỹ!
PHẠM ĐỨC LONG

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.