Mỗi năm Việt Nam ghi nhận có khoảng 200.000 ca đột quỵ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 5-11, tại Hà Nội đã diễn ra họp báo về hội nghị đột quỵ quốc tế 2022 với chủ đề “Thách thức và cơ hội”. Tại buổi họp báo này cho biết, hàng năm Việt Nam có khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ, con số này vẫn đang có chiều hướng gia tăng.
 


Theo đó, buổi họp báo do Trường Đại học Y Dược thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai) tổ chức, trong đó có hội thảo chuyên đề về “cập nhật chẩn đoán, điều trị đột quỵ và bệnh lý mạch máu não”.

Các chuyên gia y tế trả lời tại buổi họp báo. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Các chuyên gia y tế trả lời tại buổi họp báo. (Ảnh: PV/Vietnam+)


Trong phần hội thảo cho biết, mục đích là cập nhật liên tục các kiến thức mới, kỹ thuật mới trong điều trị đột quỵ để hội nhập với sự phát triển của chuyên ngành này trên thế giới. Đồng thời, các đơn vị có liên quan cần xây dựng các kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao năng lực điều trị ở các tuyến; tiếp tục bổ sung không ngừng đào tạo nhân lực chuyên ngành đột quỵ, kiện toàn mạng lưới điều trị đột quỵ trên khắp cả nước hướng tới điều trị và chăm sóc toàn diện cho người bệnh.

Phát biểu với hội thảo, GS.TS Trần Văn Thuấn-Thứ trưởng Bộ Y tế cũng nhấn mạnh: Đột quỵ não là căn nguyên gây tử vong đứng hàng thứ hai và căn nguyên gây tàn phế đứng hàng thứ ba trên toàn thế giới. Đột quỵ não gây ra hậu quả rất nặng nề cho nhiều gia đình và xã hội. Mỗi năm thế giới có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ não mới, trong đó hơn 16% xảy ra ở người trẻ 15-49 tuổi. Về con số tử vong, mỗi năm có tới 6,5 triệu ca với hơn 6% trong số đó là người người trẻ. Con số này thật đáng báo động, vì nhóm người trẻ tuổi là lực lượng lao động chính của mỗi gia đình và xã hội.

Theo GS.TS Lê Ngọc Thành-Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội: Để đảm bảo người bệnh đột quỵ được cấp cứu kịp thời và điều trị tốt, bệnh nhân cần được chăm sóc và điều trị chuyên sâu, điều trị phòng ngừa biến chứng, phòng ngừa nguy cơ tái phát và phục hồi chức năng.

Đồng thời, để giảm tỷ lệ mắc và tử vong do đột quỵ, đặc biệt cho nhóm đối tượng người trẻ tuổi và nhóm có thể phòng tránh, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị Bệnh viện Bạch Mai và Đại học Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội) tiếp tục phối hợp với các đơn vị trên cả nước thực hiện cập nhật các kiến thức, kỹ thuật tiến bộ của các nước trên thế giới nhằm hoàn thiện hơn nữa các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cho người bị đột quỵ.
Thứ trưởng Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ sở điều trị tuyến cuối tăng cường hợp tác quốc tế-nghiên cứu khoa học, xây dựng mạng lưới các tổ chức, chuyên gia hỗ trợ đào tạo cũng như hợp tác triển khai các nghiên cứu trong lĩnh vực đột quỵ, đặc biệt quan tâm đến điều trị đột quỵ cho người trẻ là nhóm lao động chính trong xã hội.

Tại buổi họp báo cũng là dịp Trường Đại học Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội) công bố quyết định thành lập Bộ môn đột quỵ và bệnh lý mạch máu não được xây dựng trên cơ sở Trung tâm đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai). Đây là bộ môn đào tạo chuyên sâu về đột quỵ đầu tiên trên cả nước.


HUỲNH LÊ (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Ngành Y tế Gia Lai hướng đến mục tiêu hiện đại, đáp ứng yêu cầu của người dân

Ngành Y tế Gia Lai hướng đến mục tiêu hiện đại, đáp ứng yêu cầu của người dân

(GLO)- Đề án “Phát triển hệ thống y tế tỉnh Gia Lai đến năm 2030” nhằm mục tiêu xây dựng hệ thống y tế phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân. P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn Giám đốc Sở Y tế Lý Minh Thái xung quanh vấn đề này.