Nữ sinh nguy kịch do uống trà sữa đã tử vong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nữ sinh lớp 9 nguy kịch nghi do uống trà sữa đã tử vong sau 1 tuần điều trị.
 Bệnh nhân lúc được chăm sóc tại Khoa Cấp cứu BV Nhi đồng 1 vào ngày 20.1
Bệnh nhân lúc được chăm sóc tại Khoa Cấp cứu BV Nhi đồng 1 vào ngày 20-1
Như đã thông tin từ trước, gia đình bé T.T.U. (14 tuổi, xã Cam An Bắc, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) cho biết, trưa 11-1 bé U. đi chợ cách nhà gần 1 km và có ghé quán uống trà sữa. Sau đó về nhà bé ăn cơm với mẹ. Đến khoảng 2-3 giờ chiều thì bé xuất hiện triệu chứng vừa ói, vừa tiêu chảy và mệt. Chất ói ra màu xanh và thấy xuất hiện các hạt như hạt trà sữa.
Nhận thấy tình trạng không thuyên giảm, bé U. được chuyển vào Trung tâm y tế huyện Cam Lâm và BVĐK tỉnh Khánh Hòa chữa trị. Đến ngày 18-1, bé U. được chuyển vào Bệnh viện Nhi Đồng 1.
Tại đây, BS Đinh Tấn Phương - Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, bệnh nhi bị viêm phổi nặng, sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết từ đường tiêu hóa và tổn thương đa cơ quan.
Người nhà nghi ngờ bé bị ngộ độc do uống phải trà sữa không rõ nguồn gốc. Ngay sau đó, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Khánh Hòa đã phối hợp với cơ quan chức năng huyện Cam Lâm đang xác định nguyên nhân gây ngộ độc bệnh nhi.
Theo bác sĩ Trần Minh Thành - khoa hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa chia sẻ thêm: “Sau khi em uống trà sữa thì xuất hiện tình trạng nôn ói. Ở Đài Loan đã từng phát hiện tình trạng bệnh nhân nhập viện, nôn ói như thế này, chụp phim mới biết hạt trân châu làm từ lốp xe hoặc đế giày”.
Sau một tuần điều trị, ngày 25-1, các bác sĩ Khoa hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết bệnh nhi T.T.U. đã tử vong.
Ngọc Quỳnh (saostar)

Có thể bạn quan tâm

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.