Hồng tỷ muội trong mưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi thường bắt đầu một ngày vào lúc sáu giờ sáng. Mùa này, buổi sáng Pleiku thường có những cơn mưa khiến cái lạnh thấm vào từng kẽ chăn. Thế nên chỉ mỗi việc thức dậy cũng chẳng mấy dễ dàng. Nhưng dù sao thì tôi vẫn thật cố gắng vì chẳng muốn để những cánh hồng tỷ muội trước sân nhà phải đợi chờ thật lâu. Có những vẻ đẹp nếu ta không tìm đến vào buổi ban mai thì sẽ đánh mất mãi mãi.
Người bạn thuở thiếu thời biết tôi thích hoa hồng, bèn ươm mấy chậu tỷ muội rồi khệ nệ mang đến và bảo: “Dạo trước mưa quá, hỏng cả mười mấy chậu, tớ gầy lại được từng này, 8 tháng rồi, cậu chăm tiếp nhé”. Từ ấy, tôi tình cờ có được những chậu hoa hồng tỷ muội bên mình. Người ta còn gọi loài này là hồng nhài, ít mọc riêng lẻ, đóa nhỏ nhưng cho hoa thường xuyên, màu sắc lại bền mà chẳng kém phần rực rỡ. Cái dáng vẻ nhỏ nhắn và mùi hương dìu dịu của cánh hoa lay mình trong mưa sớm khiến tôi trở thành một người sống có trách nhiệm, ít nhất là đối với loài hoa mình yêu thích. Dù rằng tưới cây và ngắt đi những chiếc lá héo úa chỉ là những việc hết sức cỏn con.
Ảnh  nguồn internet
Ảnh nguồn internet
Dưới tiết trời lạnh giá, hoa hồng tỷ muội đẹp mong manh, lại thơm một mùi tinh khiết. Những ngày trời bão, gió quấn mưa rít lên tận mái nhà, hoa lá đều xác xơ cả. Tôi thương cánh tỷ muội mòn mỏi trước muôn trùng mưa lạnh, gầy ngấn nước mà vẫn ung dung dâng hiến cái sắc thắm đến si mê cho cuộc đời. Như con người trưởng thành trong giông bão, càng gian khổ càng thản nhiên, bình tâm đến lạ.
Nhà tôi nằm trong hẻm nhỏ, chẳng mấy khang trang nhưng từ dạo có chậu hoa tỷ muội trước khoảng sân vuông vức, khung cảnh bỗng dưng ngời sáng. Phiến hoa mỏng thế, mềm mại thế mà kết thành chùm rộ màu lên trông thấy. Những ngày mặt trời không ghé nắng, cánh hồng tỷ muội đậm sắc nhạt hương. Dẫu vậy, tôi vẫn hé mở cánh cổng vào mỗi sớm để ngắm nhìn rồi thương đến dai dẳng. Buổi chiều, thấy bọn trẻ con quanh xóm thường đá bóng gần bên, tôi ra vào chẳng yên, cứ sợ có cậu nào đấy lỡ chân lại đá vào những chậu hoa bé bỏng của mình. Có hôm tôi ngồi lì ở xích đu, dài cổ trông ra, dáng vẻ nơm nớp đến buồn cười.
Người ta vẫn bảo tỷ muội là loài hoa của tình thân. Đã có lần, tôi ôm khóm hoa tỷ muội mua ở đâu đó, gói vào giấy vụn rồi mang đến tặng cho người bạn có tình cảm đặc biệt cũng trong một ngày mưa. Chuyện ấy đến bây giờ vẫn là một kỷ niệm ấm áp. Và tôi tin rằng, nếu như ai đó may mắn được tặng một bó hồng tỷ muội thì họ sẽ thật hạnh phúc khi biết mình thật sự có ý nghĩa đối với người gửi tặng.
Mỗi lần ngắm hoa tỷ muội trong mưa là một lần tôi có cơ hội làm mới chính mình. Lâu dần, thói quen đó trở thành một niềm hạnh phúc thật giản đơn. Tôi biết, trong đêm có cánh hoa cũ lụi đi, tan dần vào đất, có nụ hồng lặng lẽ một vòng đời mới. Và mưa giấu nhẹm đi sự trở mình buồn bã, chỉ khoe những mạch thở căng tràn. Để mỗi sớm mai, lại có cô gái một tay giữ cây, một tay ấn nhẹ xung quanh gốc hồng rồi vờ cầm bình phun sương cho ra dáng người làm vườn dù những chậu hoa tỷ muội đã đẫm ướt trong mưa...
 LỮ HỒNG

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...