Đường ven đô...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phố núi Pleiku không có nhiều đoạn đường đẹp về chất lượng xây dựng và đẹp cả về thẩm mỹ như đoạn đường này. Đó là đường Hoàng Sa đoạn từ ngã tư giao cắt với đường Trần Nhật Duật đến điểm nối với đường Trường Sa.
Đã hơn 10 năm đi vào sử dụng mà mặt đường vẫn phẳng lỳ. Và đẹp về thẩm mỹ, từ cách xây dựng đến tính cách cư dân hài hòa giữa mới và cũ, giữa quê dã và hiện đại. Định danh hành chính xã nghe rất chân quê, mà là quê thuộc thành phố. Dẫu nhà xây mái bằng, nhà kiểu Thái, biệt thự vẫn còn những luống rau xanh, hàng chè xanh, xuyến chi lung linh sắc màu trước ngõ. Sau nhà, vườn cà phê, hồ tiêu chạy dài hút mắt… Gia chủ rất dễ gần, mộc mạc từ cách giao tiếp đến lời ăn tiếng nói.      
   Một đoạn đường Hoàng Sa bây giờ. Ảnh: Đ.P
Một đoạn đường Hoàng Sa bây giờ. Ảnh: Đ.P
Với người dân thôn 3, xã Diên Phú định cư từ năm 1985, những đổi thay ở địa phương này chính là đổi thay cuộc sống của mình đã hằn sâu trong ký ức, không thể nào quên và dễ dàng nhận ra. Tiếc là không tìm được tấm ảnh tư liệu nào vào thời đó. Thì ghi lại theo lời kể để cùng nhau hình dung, làm cứ liệu so sánh vậy.
Năm 1985, thôn 3 có chừng 100 hộ dân. Họ từ khu vực Vườn Mít và Lò Than (vốn là công dân phường Hội Phú) chuyển đến. Địa danh Vườn Mít chẳng ai xác định được quãng thời gian ra đời cụ thể, chỉ biết có từ lâu lắm. Nó thuộc khu vực trung tâm xã Diên Phú bây giờ. Nói là vườn nhưng kỳ thực chỉ có vài cây mít mọc hoang không theo hàng lối trên đất rẫy của người Jrai. Còn cái tên Lò Than, “niên đại” được xác định từ những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, do một người đàn ông có tên Ba Tri cư trú ở phường Hội Phú đến đây chặt cây rừng, đào lò đốt than được mấy mẻ rồi bỏ vì cây nguyên liệu đã khó tìm mà giá thành sản phẩm lại thấp. Vô tình để lại cái tên, khẩu truyền thành tên đất. Lò Than thuộc đường Trường Sa bây giờ, đoạn tiếp giáp với rừng thông.
Lý do người dân tự ý di dời đến nơi ở mới, theo ông Tôn Long Thao (tên thường gọi là Hai Hoàng, Trưởng thôn 3 lúc ấy và nhiều năm sau nữa) là bởi ở đây địa hình bằng phẳng, dân cư thưa thớt, lại gần trung tâm Pleiku và an ninh ổn định hơn. Dọc theo hai bên đoạn đường Hoàng Sa lúc bấy giờ được phân ra 30 lô, với diện tích 30 m x 100 m/lô cho 30 hộ dân mới đến làm nhà ở, có đất sản xuất, chủ yếu trỉa bắp, đậu nhờ nước trời.
Ngồi bên nhau trên bộ bàn ghế đá đặt ở hông nhà trong nắng cuối chiều, nhấp ngụm chè xanh nóng ấm, lão nông Hai Hoàng khỏe mạnh, nhanh nhẹn và minh mẫn ở tuổi 70 hồi tưởng: “Cuộc sống người dân kinh tế mới vốn đã khó khăn, đến nơi ở mới càng thêm khó. Gọi là nhà nhưng thực ra xóm mới gồm 30 cái chòi nhỏ hẹp mái lợp tranh săn, phần nhiều vách đất, vách thưng tre nứa, vách dựng le sậy. Nhà khá hơn vách làm từ ván bìa. Thưa nhà, ít người nên vắng. Đêm xuống càng vắng. Những ngọn đèn dầu leo lét không đủ nối dòng ánh sáng cho nhau giữa mênh mông bóng tối, nhất là vào mùa mưa. Thế giới chừng như cách biệt mỗi nhà trong gió mưa, trong đêm tối mịt mùng, bởi đường lầy trơn lắm hố nhiều lỗ cách ngăn. Nên mới có chuyện, vợ chồng thằng Hai Tấn, gọi tôi là cậu ruột vừa khóc gào vừa bế con gái đầu sốt cao lên cơn co giật đội mưa chạy bộ đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh mà cả xóm chẳng ai biết”. Cũng theo ông Hai Hoàng, hồi đó, dịp cận Tết mỗi năm, đàn ông cả xóm rủ nhau san lấp mặt đường; nắn đường cho thẳng hơn, còn mở rộng thêm ra. Năm 1995, điện được kéo về. Bà con chuyển hướng trồng cây cà phê, hồ tiêu. Nước tưới lấy từ giếng đào, dùng máy bơm để tưới. Không ít đàn ông con trai ở xóm này có được nghề đào giếng cũng từ đó.
Hiện nay, đường Hoàng Sa được trải nhựa cùng với đường Trường Sa, đường vành đai Trần Nhật Duật chạy dài đến tận xã Gào (TP. Pleiku). Bộ mặt xã Diên Phú thay đổi từng ngày, riêng đoạn đường Hoàng Sa đẹp và sang hẳn. Thế hệ con của những người dân nơi đây ngày ấy trưởng thành, không ít người trong số này bám lấy đất lành. Họ năng nổ, chăm chỉ làm ăn nên có của dư của để xây nhà mới khang trang. Dân cư đông, trường học được xây cất, hàng quán mở ra cho đoạn đường Hoàng Sa ngày nào lùi sâu vào quá vãng…
 NGUYỄN ĐÌNH PHÊ

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...