Những chuyến trở về

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hôm mua về cho bố cây đàn Mandolin mới, thấy mặt ông dãn ra, ánh mắt sáng hẳn: “Ái chà, gỗ xoan à? Xịn phết!”.

 



Ông với lấy chiếc phím đàn cất trên nắp tủ chè vốn đã lâu không dùng tới, rồi cứ thế, phím chạm vào 8 dây đàn như một quán tính: “Còn duyên là duyên ngồi gốc gốc cây thông/ Hết duyên là duyên ngồi gốc í gốc cây hồng là hồng hái hoa…”. Lâu lắm rồi, kể từ khi cây đàn Mandolin cũ bị gãy, bố mới đàn và hát lại bài này.

Mẹ bảo, ở quê, bố từng là tay đàn của đội văn nghệ xã. Hồi ông nội vừa mất, bố mẹ theo đoàn kinh tế mới vào Nam lập nghiệp.

Hành trang bố mẹ chẳng có gì ngoài vài cái xoong, cái thì móp, cái thì mất vung và cây đàn Mandolin cũ. Lẽ ra đoàn tàu phải dừng lại ở vùng đất mà những người cùng làng đã vào trước đó. Nhưng có sự nhầm lần, họ thả bố mẹ xuống vùng khác - vùng đất của người Quảng ở Lâm Đồng. Bố lạc mất xóm làng, lạc mất đội văn nghệ cũ, trên vùng đất kinh tế mới ấy.

Xóm mới chẳng có ai hát quan họ. Những đêm trăng sáng, bố một mình ôm cây đàn Mandolin cũ kỹ ra thềm vừa đàn vừa hát một chặp chục bài. Giọng hát có gì đó như quay quắt, như thương nhớ. Hết dịch sốt rét lại đến đói nghèo, phải 15 năm sau ngày ra đi, lần đầu tiên mẹ tôi mới được quay về quê nhà, mà cũng phải nhân dịp ông bà ngoại khao thọ 80. Mẹ lên chuyến xe Bắc Nam chật như nêm. Bố ngóng theo mãi. Nhìn ánh mắt bố, tôi tưởng tượng rằng nếu xe dừng lại, bố sẽ vét hết tiền trong nhà ra để mua thêm một vé nữa.

Vài năm sau, bố về quê trong một tâm trạng gấp gáp và thấp thỏm khi chú báo tin bà nội ốm nặng. Bà nằm chờ bố hai ngày một đêm, nhìn thấy bố, bà mới yên lòng nhắm mắt xuôi tay. Bố về, mẹ lại ra, khi lần lượt có tin báo ông ngoại rồi bà ngoại hấp hối.

Lần cuối cùng bố về quê là đợt cải mả cho bà nội. Bố là con trưởng nên phải đích thân lội xuống huyệt, mò mẫm từng chiếc xương. Nước ngoài đồng thì ngập đến ngang ngực. Vừa xây cất mộ đàng hoàng cho bà, bố đã tất tả vào Nam. Sau đợt ấy, bố ốm nặng, phải nằm cả tháng trời. Dường như bố mẹ chưa một lần nào được về quê trong cảm giác thảnh thơi và dư giả. Họ chỉ trờ về khi có ai đó báo tin quan trọng của người thân mình, mà đa phần là tin dữ.

Ở tuổi xế chiều, không còn phải lặn ngụp vì tiền nữa, bố mẹ hay nhắc đến chuyện của những ngày xa xưa. Chuyện từ nhỏ, mẹ đã cùng ông ngoại chèo thuyền đi vớt củi trên sông Đà hay chuyện bố cùng ông nội đi đánh dậm mùa lũ, về những chiều cả làng ra sông gánh nước. Tôi hỏi bố có định về quê nữa không? Ông thở dài: “Giờ ở quê còn ai nữa mà về”.

Làng quê như lùi xa vào ký ức của bố mẹ, khi những người thân không còn hiện diện. Dạo này, đêm nào, bố cũng ôm đàn ra thềm hát “a hội a, hư hội hư là hứ hội hừ” đến tận khuya. Khi màn đêm tĩnh lặng, âm điệu của tiếng đàn lại càng vang vọng.

Có khi nào, tiếng đàn của bố đã vang tới tận quê hương, kết nối với cội nguồn thay cho những chuyến trở về?

Khương Quỳnh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.