Nhà văn Tô Hoài qua đời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 6-7, nhà văn Tô Hoài, do tuổi cao sức yếu, đã qua đời tại nhà riêng, thọ 94 tuổi.

Nhà văn Tô Hoài sinh ngày 27-9-1920 tại quê nội ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông, trong một gia đình thợ thủ công.

 

  Nhà văn Tô Hoài
Nhà văn Tô Hoài

Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam). Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: Sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.

Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Đến với văn chương ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là với truyện Dế Mèn phiêu lưu ký.

Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong kháng chiến chống Pháp, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số tác phẩm văn học đáng chú ý như Truyện Tây Bắc.

Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Đến nay, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: Truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.

Ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học-Nghệ thuật (đợt 1 - 1996) cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ.

Một số tác phẩm về đề tài thiếu nhi của ông được dịch ra nhiều ngoại ngữ.

Theo Chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tặng bằng khen cho 53 tập thể, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Tặng bằng khen cho 53 tập thể, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

(GLO)-

Sáng 15-5, Ban Chỉ đạo quốc gia về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách và công tác đảm bảo đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

Tự hào những dấu son lịch sử

Tự hào những dấu son lịch sử

(GLO)- Khoảng 1 tháng trước khi lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra tại tỉnh Điện Biên, trên khắp mạng xã hội đã rầm rộ lan truyền hàng ngàn clip ngắn quay lại cảnh tập luyện diễu binh, diễu hành của các lực lượng.