Vườn phật thủ rộng nhất Hà thành tất bật vào vụ Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dịp cận Tết, các vườn phật thủ tại Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội) đang bước vào giai đoạn cuối cùng để cung cấp sản phẩm ra thị trường.

Chị Nguyễn Thị Hoa bên những trái phật thủ. (Ảnh: Lan Như)
Chị Nguyễn Thị Hoa bên những trái phật thủ. (Ảnh: Lan Như)


Kẻ khóc, người cười

Xã Đắc Sở từ lâu đã nổi tiếng là miền đất của giống cây phật thủ “bạc triệu”. Vào thời điểm giáp Tết Nguyên Đán, trên khắp các khu vườn trồng loại cây này, người nông dân đang hối hả chăm sóc quả và cắt tỉa cây.

Chị Nguyễn Thị Hoa - chủ vườn phật thủ rộng hơn 1.600m2 tại Đắc Sở phấn khởi vì mùa quả năm nay bội thu hơn hẳn năm trước.

“Nhà tôi trồng phật thủ đến nay đã được 3 năm, gia đình đầu tư hàng trăm triệu để phát triển. Với thành quả như hiện tại, năm nay vườn sẽ thu về được khoảng hơn 5.000 quả” - chị Hoa nói.

 

 Vườn phật thủ rộng hơn 8.000m2 tại Đắc Sở. (Ảnh: Lan Như)
Vườn phật thủ rộng hơn 8.000m2 tại Đắc Sở. (Ảnh: Lan Như)


Chị Hoa cho biết, cây được ghép hoặc chiết với gốc bưởi rồi đem trồng, chủ vườn có thể trồng trực tiếp cây con hoặc giâm cành. Không như các loại cây nông nghiệp khác, phật thủ cần được chăm sóc tỉ mẩn, kỹ càng. Từ các công đoạn làm sạch đất đến tưới tiêu, phun, xới đều do người dân có kinh nghiệm thực hiện.

Với ý nghĩa mang lại bình yên và may mắn cho gia chủ. Vào các dịp như mồng 1 tháng Chạp hay ngày rằm nhu cầu tìm mua phật thủ lại càng tăng. Do vậy, những trái phật thủ đạt tiêu chuẩn cần đảm bảo to, xanh, càng có hình dáng giống tay Phật càng được mua với giá cao.

Khác với tâm trạng của chị Hoa, anh Nguyễn Bá Chiến – chủ vườn phật thủ rộng 8.280m2 tỏ ra rất buồn và lo lắng. Bởi theo anh Chiến, thời tiết năm nay hết sức khắc nghiệt. Là người đã gắn bó với phật thủ hơn 10 năm, anh cũng không lường trước được sự mất mùa này.

 

Người dân kỳ vọng vào mùa phật thủ bội thu. (Ảnh: Lan Như)
Người dân kỳ vọng vào mùa phật thủ bội thu. (Ảnh: Lan Như)


Anh Chiến cho hay: “Tôi đầu tư nhiều tâm sức vào khu đất mới này. Mất nhiều tiền để chăm sóc, bón phân, thuê nhân công thời vụ. Gia đình dày công chăm bón chỉ mong thu lợi nhuận dịp Tết. Thế nhưng hiện tại vườn nhà nhiều cây cho quả không đạt chất lượng”.

Theo anh Chiến, đợt dịch COVID-19 khiến đầu ra của phật thủ gặp khó khăn. Nếu gặp khách mua tại vườn, quả nhỏ có khi bán được từ 10.000-15.000 đồng, còn quả to cũng bán với giá vài chục nghìn. Hiện trạng vườn vàng lá, chết cây năm nay khiến anh và gia đình rất khó thu hồi lại số vốn đã bỏ ra đầu tư vào diện tích trồng.

“Quả ngọt” phụ thuộc vào… đất trồng

Trồng phật thủ đúng cách phải học cách “vuốt ve” cưng chiều nó, phật thủ ưa những bãi đất bồi pha cát ven sông. Do vậy hiện nay nhiều chủ vườn đang chuyển hẳn về trồng ở các địa phương lân cận như: Phùng, Đan Phượng, Phúc Thọ, Quốc Oai…

Theo anh Nguyễn Văn Hoan (Phúc Thọ, Hà Nội) cho biết: “Để thu được lợi nhuận từ phật thủ, đất trồng là điều kiện tiên quyết. Không thể ở mãi một nơi kiên trì “lấy công làm lãi” được”.

 

Quả phật thủ phải to, dài và xòe đều kết hợp thêm độ xanh bóng thì mới bán được giá cao. Ảnh: Lan Như
Quả phật thủ phải to, dài và xòe đều kết hợp thêm độ xanh bóng thì mới bán được giá cao. Ảnh: Lan Như


Không chỉ vậy, cây phật thủ còn là loại cây kỵ thời tiết lạnh giá, ưa ấm áp. Với tình hình thời tiết lạnh khô, nhiệt độ giảm sâu như hiện nay nhiều chủ vườn đang tích cực tưới nước vừa đủ để đảm bảo độ ẩm thích hợp cho cây.

Được biết giá 1 trái phật thủ dao động từ 40.000 - 200.000 đồng tùy kích thước và hình dáng quả. Đặc biệt có quả to, đạt tiêu chuẩn giá bán lên đến hàng triệu đồng. Không chỉ bán cho người dân địa phương hay thành phố Hà Nội, phật thủ tại Đắc Sở còn được cung ứng đến các tỉnh như: Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đà Lạt…

“Quả này được nhiều người yêu thích bởi trưng đẹp, không tàn nhanh như hoa quả thông thường. Hiện nay gia đình tôi đang chuẩn bị rất nhiều thùng xốp, giấy lót chống sốc chuẩn bị vận chuyển hàng đến tay người dùng để đảm bảo quả vẫn nguyên vẹn” – anh Hoan cho hay.

https://laodong.vn/thi-truong/vuon-phat-thu-rong-nhat-ha-thanh-tat-bat-vao-vu-tet-870647.ldo
 

Theo Lan Như-Phương Nga (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.