Giá ớt tăng gấp 2 - 3 lần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chỉ trong vài ngày, giá ớt tại khu vực các tỉnh miền Trung đã tăng mạnh gấp 3 lần so với 1 tuần trước.
Giá ớt đang tăng lên nhưng sản lượng thu hoạch kém vì mùa mưa đến sớm. Ảnh: Quang Thuần
Giá ớt đang tăng lên nhưng sản lượng thu hoạch kém vì mùa mưa đến sớm. Ảnh: Quang Thuần
Ghi nhận trong 2 ngày gần đây, giá ớt tại một số tỉnh như Bình Định, Gia Lai, Nghệ An... bất ngờ tăng lên gấp 3 lần so với thời điểm trước đó. Tại An Khê (Gia Lai), giá ớt được các vựa thu mua ở mức 32.000 - 35.000 đồng/kg; tại Nghệ An, giá ớt ở mức 20.000 - 22.000 đồng/kg. Theo một số thương lái, khu vực miền Trung có diện tích trồng ớt khá lớn, tuy nhiên thời tiết mưa bão gây ngập lụt mấy ngày gần đây khiến sản lượng thu hoạch bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó giá ớt xuống thấp trong một thời gian dài cũng khiến cho nhiều người chán nản không chăm sóc, làm giảm nguồn cung. Tuy nhiên, giá ớt tại khu vực phía nam như Đồng Tháp, Sóc Trăng vẫn ở mức 15.000 - 16.000 đồng/kg.
Giá tăng khiến nhiều người trồng ớt phấn khởi, tuy nhiên, ở một số vùng bị ngập lụt, mưa bão kéo dài thì nông dân lại rất âu lo. Anh Nguyễn Bá Quyền, hộ trồng ớt tại huyện Phù Mỹ (Bình Định) chia sẻ: "Dịch bệnh kéo dài người nông dân đã rất khó khăn, giá phân bón thuốc trừ sâu tăng cao, giá ớt thì đầu năm quá thấp, mới tăng được có mấy hôm bà con nông dân chưa kịp mừng thì trời mưa kéo dài gây ngập úng. Kiểu này mấy ngày nữa phải nhổ bỏ hết, nông dân rất khổ". Nhiều người trồng ớt và nhiều loại hoa màu khác ở khu vực Quảng Nam, Quảng Ngãi cũng bị ảnh hưởng nặng do trời mưa kéo dài.
Theo Quang Thuần (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Câu chuyện cấp thiết

Câu chuyện cấp thiết

Bình Thuận đang tích cực chuẩn bị cho việc đoàn thanh tra của EC đến thanh tra lần thứ 5 về các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); nhằm nỗ lực tháo gỡ thẻ vàng cho ngành thủy sản.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.