Tin vui bất ngờ cho trái vải Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Một tin vui bất ngờ cho trái vải thiều tươi – đặc sản của Việt Nam là phía Nhật Bản vừa thông báo sẽ sớm nối lại nhập khẩu sau khi “lỡ hẹn” do dịch Covid-19 cản trở.

 

Tuần đầu tháng 5, Bộ NN-PTNT thông báo, trái vải thiều tươi của Việt Nam bị lỡ hẹn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản do xuất hiện dịch Covid-19 nên Nhật Bản có thông báo không thể cử chuyên gia kiểm dịch sang Việt Nam để làm việc như đã hẹn.

Tuy nhiên hôm nay 31-5, Văn phòng Bộ NN-PTNT bất ngờ thông báo, vào ngày 3-6 tới, các chuyên gia của Nhật Bản sẽ có mặt tại Việt Nam để trực tiếp kiểm tra, giám sát công tác kiểm dịch đối với các lô vải thiều Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản như kế hoạch.

 

 Niềm vui sẽ sớm trở lại đối với người trồng vải thiều Việt Nam. Ảnh: VĂN PHÚC
Niềm vui sẽ sớm trở lại đối với người trồng vải thiều Việt Nam. Ảnh: VĂN PHÚC



Văn phòng Bộ NN-PTNT thông tin, theo quy định về phòng chống dịch Covid-19 thì thời gian cách ly tối thiểu với người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam là 14 ngày.

Song để đảm bảo tính thời vụ, thời gian và khối lượng vải xuất khẩu không bị ảnh hưởng (thời gian thu hoạch vải dự kiến chỉ kéo dài trong 1 tháng, cụ thể là trong tháng 6-2020), nên Bộ NN-PTNT vừa có Văn bản số 3562 gửi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 về việc xem xét cho phép chuyên gia kiểm dịch thực vật của Nhật Bản được áp dụng cơ chế đặc biệt (không phải cách ly bắt buộc 14 ngày tại khách sạn) để trái vải tươi của Việt Nam được phép xuất khẩu như yêu cầu của phía Nhật Bản.


 

Vải thiều sẽ chín rộ nhất trong tháng 6
Vải thiều sẽ chín rộ nhất trong tháng 6



Bộ NN-PTNT sẽ phối hợp với UBND tỉnh, Sở Y tế của 2 tỉnh Bắc Giang và Hải Dương để thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, phòng chống dịch trong thời gian chuyên gia kiểm dịch thực vật Nhật Bản làm việc tại các địa phương này theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo.

Theo quy định của Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) thì các chuyên gia về kiểm dịch thực vật Nhật Bản phải trực tiếp sang Việt Nam để kiểm tra, giám sát công tác kiểm dịch và xử lý từng lô vải xuất khẩu vào Nhật Bản và chỉ những lô vải được chuyên gia Nhật kết luận đã xử lý thành công mới được phép đưa sang Nhật Bản.

 


Bộ NN-PTNT hiện đang là cơ quan giải quyết hàng rào kỹ thuật để mở cửa cho trái vải thiều tươi của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.  Trong suốt 4 năm qua, Bộ NN-PTNT của Việt Nam đã nỗ lực làm việc với Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản để làm thí nghiệm, thảo luận kỹ thuật và đàm phán điều kiện nhập khẩu về kiểm dịch thực vật.

Đến ngày 15-12-2019, Nhật Bản đã đồng ý điều kiện nhập khẩu vải thiều tươi từ Việt Nam. Nhưng theo quy định, trước khi xuất khẩu cần kiểm tra để đăng ký cho các cơ sở khử trùng đủ điều kiện thực hiện công tác khử trùng vải xuất khẩu.

Vào tháng 3-2020, MAFF đã ủy quyền cho Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN-PTNT kiểm tra kỹ thuật và đăng ký cho 3 cơ sở xử lý. Theo đó, Cục Bảo vệ thực vật đã tiến hành kiểm tra và gửi báo cáo cho MAFF vào tháng 4-2020.


Theo VĂN PHÚC (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Suzuki Ertiga: Mẫu MPV tiết kiệm nhiên liệu với động cơ hybrid, giá khởi điểm từ 596 triệu đồng

Suzuki Ertiga: Mẫu MPV tiết kiệm nhiên liệu với động cơ hybrid, giá khởi điểm từ 596 triệu đồng

(GLO)- Suzuki Ertiga 2022 là một trong những mẫu MPV cỡ nhỏ phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt ở phân khúc xe gia đình. Với động cơ hybrid nhẹ, Suzuki Ertiga không chỉ mang lại khả năng vận hành ổn định mà còn tiết kiệm nhiên liệu vượt trội so với các mẫu xe cùng phân khúc.