Lên Tây Nguyên thưởng thức cà đắng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Là món ăn dân dã từ ngàn xưa của đồng bào dân tộc thiểu số, ngày nay cà đắng lại trở thành một trong những nguyên liệu tạo ra món ngon đặc sản Tây Nguyên. Tinh túy của khí hậu, thổ nhưỡng đã tạo nên vị đắng rất riêng, đặc trưng của loại cà mọc hoang dại này.
 

Món cà đắng xào với cá khô.
Món cà đắng xào với cá khô.

Đi dọc các tuyến đường hoặc trên các triền đồi Tây Nguyên, rất dễ gặp những cây cà đắng cao quá đầu người, cành lá sum suê. Quả cà to bằng đầu ngón chân, có màu xanh, ruột nhiều hạt, phần cuống có nhiều gai nhọn. Đúng như tên gọi, loại cà này có vị đăng đắng đặc trưng, được người dân chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau. Các cộng đồng cư dân bản địa Ê Đê, M’Nông, Jrai … xem cà đắng như món ăn thông thường hằng ngày nên cách nấu khá đơn giản. Ngoài món cà luộc ra, đồng bào thường xào hay nấu canh, giã giập cà với các gia vị đi kèm như ớt, tỏi, lá é, cá khô rồi phi hành thơm lên, nấu cho thật nhừ. Món ăn sau khi nấu có đủ vị đắng, cay, bùi, béo, ngọt quyện lại với nhau tạo nên hương vị đặc trưng.

Ngày nay, không chỉ là món ăn dân dã của đồng bào Tây Nguyên, cà đắng đã trở thành đặc sản được nhiều nhà hàng sang trọng, khu du lịch đưa vào thực đơn để phục vụ khách hàng. Anh Y Danh Niê (người Ê đê, ở buôn Yang Làng, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, Đak Lak) chuyên phục vụ cơm nước cho khách du lịch tại Trung tâm Giáo dục dịch vụ và môi trường thuộc Vườn Quốc gia Yok Đôn cho biết: Trong số các món ăn quen thuộc của người bản địa thì cà đắng là món được khách du lịch yêu thích và nhắc tới nhiều nhất bởi vị đắng rất đặc trưng chỉ có ở loại cà này. Người lần đầu ăn không quen với vị đắng nhân nhẫn, nhưng sau đó sẽ bị hấp dẫn đến khó quên.

 

Cà đắng được người dân trồng trong vườn.
Cà đắng được người dân trồng trong vườn.

Du khách hay ví von ăn cà đắng giống như thưởng thức cà phê, lần đầu nhăn mặt khi nếm phải vị đắng, nhưng dần dần thành quen, dễ gây “nghiện”. Để phù hợp với khẩu vị của thực khách, trong quá trình chế biến, người nấu có thể ngâm cà trong nước muối rồi chần qua nước sôi để giảm bớt vị đắng. Ngoài nấu cà đắng với cá khô theo kiểu của người đồng bào thì có thể nấu với cá tươi hoặc um với ếch, lươn, thịt dê, gà, bò… cho đa dạng món ăn. Tuy nhiên, cách nấu và các gia vị đi kèm như ớt xanh, tỏi lá é… vẫn phải giữ nguyên để không làm mất đi hương vị đặc trưng vốn có.

Chị Đinh Thị Ngân, ở thôn Xuân Lạng 1, xã Ea Đắh, huyện Krông Năng (Đak Lak) người chuyên hái cà đắng bán cho thương lái cho hay: Trung bình 1 tuần chị cắt 2-3 lần, mỗi lần 15-30 kg bán giá 15 nghìn đồng/kg  bán cho mối trong huyện và  25 nghìn đồng/kg bán cho mối ở thành phố Hồ Chí Minh. Để cà không bị giập, đen, thương lái thường gọi đặt trước để chị cắt và nhập trong ngày. Khi cắt phải cắt nguyên chùm, chọn chùm không quá non, cũng không quá già. Thời điểm thu cà đắng nhiều nhất là từ tháng 3 đến tháng10 âm lịch. Các tháng mùa khô cà vẫn có nhưng ít, thương lái đặt mua với 30 ngàn đồng/kg. Ngoài đi hái quanh đường, chị còn trồng cà đắng sau vườn để chủ động cung cấp khi thương lái đặt hàng. Dù cà mọc dại hay cà trồng thì vẫn có vị đắng như nhau bởi chúng đều hấp thụ khí hậu, thổ nhưỡng Tây Nguyên.

Theo tienphong

Có thể bạn quan tâm

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

(GLO)-

Giữa núi rừng hùng vĩ tại xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có một bãi tắm được ví như “biển trên núi”. Trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, bãi tắm ở dòng sông Pô Cô đã thu hút hàng ngàn lượt người đến vui chơi, thưởng ngoạn.

Du lịch xanh “lên ngôi”

E-magazineDu lịch xanh “lên ngôi”

(GLO)- Gia Lai có các tuyến giao thông đường bộ thuận lợi, những điểm cắm trại lý tưởng trong rừng, thác nước, nhất là các địa điểm du lịch đều gắn với thiên nhiên. 
Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.
Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

(GLO)- Từ trên cao, cánh đồng Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) đẹp tựa như một bức tranh. Dưới ánh hoàng hôn, từng thửa ruộng ánh lên sắc màu ấm áp, bình yên. Mời các bạn cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của nơi này qua góc máy của tác giả Phạm Quý.
Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

(GLO)- Vào những chiều hè nắng rực, khi ánh hoàng hôn dần buông soi chiếu xuống mặt nước, hồ Ia Mua (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành một tấm gương khổng lồ, tạo nên khung cảnh yên bình và lãng mạn.