Hàng chục ngàn du khách trải nghiệm cung đường sắt đẹp nhất Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Công ty Cổ phần Đường sắt Hà Nội, từ ngày 26/3/2024 đến nay, chuyến tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung” thu hút hơn 27.600 lượt khách, trong đó có gần 2.200 lượt khách quốc tế.
Du khách háo hức khi đến tham quan Đà Nẵng bằng đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung.” (Ảnh: Trần Lê Lâm/ TTXVN)

Du khách háo hức khi đến tham quan Đà Nẵng bằng đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung.” (Ảnh: Trần Lê Lâm/ TTXVN)

Sau hơn 1 tháng đưa vào vận hành khai thác, chuyến tàu du lịch với tên gọi “Kết nối di sản miền Trung” giữa Huế và Đà Nẵng đã thu hút hàng chục ngàn du khách tham gia trải nghiệm trên cung đường sắt đẹp nhất Việt Nam và nằm trong top 10 cung đường sắt đẹp nhất thế giới do Sputnik bầu chọn.

Ngành đường sắt và hai địa phương đang phối hợp với các công ty lữ hành tiếp tục cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ, có những chương trình khuyến mãi kết nối với các điểm thăm quan để chuyến tàu này thực sự trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Theo Công ty cổ phần Đường sắt Hà Nội, từ ngày 26/3/2024 đến nay, chuyến tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung” đã thu hút hơn 27.600 lượt khách, trong đó khách quốc tế là gần 2.200 lượt khách.

Hàng ngày, Công ty tổ chức khai thác hai đôi tàu HĐ1/2, HĐ3/4, mỗi đoàn tàu gồm có 7 toa, trong đó có 5 toa xe điều hòa với 56 chỗ ngồi, còn lại là toa cộng đồng nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực, giới thiệu và bán đặc sản của Huế, Đà Nẵng. Mức giá vé áp dụng chung là 150 ngàn đồng/vé.

Thời gian qua, Công ty cổ phần Đường sắt Hà Nội đã làm việc với Sở Du lịch, Hiệp hội du lịch và gần 40 doanh nghiệp du lịch, lữ hành của tỉnh Thừa Thiên-Huế, thành phố Đà Nẵng để kết nối thu hút luồng khách du lịch đi tàu.

Khu vực biểu diễn âm nhạc dân tộc trên chuyến tàu "Kết nối di sản miền Trung." (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)

Khu vực biểu diễn âm nhạc dân tộc trên chuyến tàu "Kết nối di sản miền Trung." (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)

Trong mùa du lịch hè 2024, Công ty cổ phần Đường sắt Hà Nội sẽ tăng cường thêm toa xe cho đôi tàu này để đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của hành khách, đồng thời sẽ thực hiện điều chỉnh giá vé, trong đó áp dụng chính sách giá vé đầu tuần, giá vé các ngày cuối tuần, cũng như sẽ áp dụng chính sách chiết khấu giá vé áp dụng đối với các công ty lữ hành.

Tại Ga Đà Nẵng và Ga Huế, ngành đường sắt bố trí phòng chờ VIP để phục vụ hành khách, hệ thống xe đạp cho thuê tự động bằng hình thức quét mã QR.

Ngoài ra, tỉnh Thừa Thiên-Huế áp dụng chính sách hỗ trợ giảm giá cho các tổ chức, cá nhân khi tham quan các điểm du lịch tại Huế (áp dụng 1 lần cho mỗi vé tàu).Với thời gian di chuyển khoảng 3 giờ, xuất phát vào buổi sáng và buổi chiều, đoàn tàu sẽ đưa du khách trải nghiệm từ vùng đất Cố đô Huế cổ kính, giàu bản sắc văn hóa đi qua vịnh Lăng Cô, đèo Hải Vân để đến với thành phố biển Đà Nẵng xinh đẹp, hiện đại.

Trên hành trình này, du khách có thể ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tuyệt đẹp, nơi giao thoa giữa 2 miền Nam-Bắc với một bên là dãy Trường Sơn hùng vĩ, một bên là biển Đông xanh thẳm.

Có thể bạn quan tâm

Khám phá Ngọa Long Sơn

Khám phá Ngọa Long Sơn

(GLO)- Ngọa Long Sơn là một khu nhà vườn nghỉ dưỡng đẹp gần núi Hàm Rồng, trong một thung lũng đẹp, bao bọc bởi núi đồi và ruộng bậc thang, khí hậu trong lành, mát mẻ, thuộc địa bàn xã Gào, cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 11 km về phía Nam.

Xây dựng Bích Đầm thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Xây dựng Bích Đầm thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Ngày 3/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa phối hợp các đơn vị tổ chức hội nghị tổng kết Dự án thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa cộng đồng và khối tư nhân với cơ quan nhà nước trong bảo tồn rạn san hô và phát triển bền vững khu vực biển Hòn Mun, vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.