Phát triển du lịch: Không thể chỉ "nói miệng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- “Làm du lịch không thể chỉ “nói miệng” mà phải bắt đầu từ những việc làm, động thái cụ thể, chương trình cụ thể. Hãy bắt đầu từ những chi tiết nhỏ nhất…”-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành nhấn mạnh tại buổi làm việc của Thường trực Tỉnh ủy với các sở, ngành, địa phương và Hiệp hội Du lịch tỉnh về định hướng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh ngày 6-6 vừa qua.

Tháo gỡ vướng mắc

Với tư cách là Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Gia Lai, ông Nguyễn Tấn Thành kiến nghị: Tỉnh cần thường xuyên tổ chức các cuộc họp để tháo gỡ những vướng mắc về phát triển du lịch, vì thực tế có vấn đề đã 5-7 năm nay vẫn không tháo gỡ được. Chẳng hạn, hiện trên địa bàn TP. Pleiku vẫn có nhiều tuyến đường cấm xe 16 chỗ, gây khó khăn cho khách du lịch khi đến Gia Lai. Tương tự, ông Nguyễn Như Phi-Chủ tịch UBND huyện Mang Yang cho biết: Hiện tuyến đường vào Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh cũng bị cấm xe 16 chỗ, khiến nhiều đoàn du khách khi tới nơi đành phải quay đầu xe.

 

Đường xuống Biển Hồ (TP. Pleiku). Ảnh: K.N.B
Đường xuống Biển Hồ (TP. Pleiku). Ảnh: K.N.B

Để tháo gỡ những tồn tại trên, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành cho biết: Tỉnh sẽ cố gắng tạo ra môi trường tốt nhất để thu hút du khách. Cụ thể, thời gian tới, tỉnh sẽ mời các doanh nghiệp du lịch tham gia để lấy ý kiến; đồng thời, mời cơ quan Công an cùng tham gia để bàn về quy chế du lịch... Nếu được sẽ gỡ các biển báo cấm xe, thậm chí xe du lịch 50 chỗ cũng cho vào. “Lâu nay ta vẫn làm theo kiểu áp đặt mà không căn cứ nhu cầu từ thực tế. Chúng ta cần nghiên cứu, học tập ở các địa phương như Quảng Nam hay một số tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang để xem họ làm thế nào. Từ đó, tạo ra những sản phẩm du lịch cụ thể, tổ chức quảng bá du lịch hiệu quả hơn”-Chủ tịch UBND tỉnh nói.

Ngoài ra, một số vấn đề liên quan đến cơ chế quản lý lưu trú, kinh phí hỗ trợ, công tác truyền thông quảng bá và bảo tồn… cũng được các đại biểu đề cập. “Thị xã An Khê có các giá trị du lịch lớn, đó là: Vùng di tích Tây Sơn Thượng đạo, di chỉ khảo cổ học An Khê. Tuy nhiên, công tác truyền thông quảng bá hiện đang gặp khó khăn; nhiều khu vực của các di tích, di chỉ nếu không được quy hoạch, bảo tồn sẽ có nguy cơ không thể phục hồi… Vì vậy, mong tỉnh sớm làm quy hoạch để bảo tồn. Đồng thời có chính sách hỗ trợ thị xã phát triển Khu Di tích Tây Sơn Thượng đạo, tạo điều kiện cho thị xã tiếp tục đăng cai tổ chức Giải Võ cổ truyền Gia Lai mở rộng, tạo cơ chế thoáng để khách du lịch nước ngoài đến tham quan...”-bà Nguyễn Thị Thanh Lịch-Bí thư Thị ủy An Khê kiến nghị.

Phải có sự nỗ lực từ nhiều phía

Thẳng thắn phê bình Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch chưa sâu sát, các địa phương chưa thực sự quan tâm đến phát triển du lịch, ông Nguyễn Đức Hoàng-Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh cho rằng: Hiện chỉ có 2 địa phương là thị xã An Khê và huyện Kbang có quy hoạch chi tiết, các địa phương khác… im lìm. “Sở chuyên ngành làm việc chưa thật sự sâu sát, cụ thể, nhiều việc triển khai quá chậm chạp. Các địa phương cũng cần chủ động hơn; yêu cầu lập dự toán trước tháng 7 để tỉnh phân bổ từ nguồn vốn sự nghiệp bảo tồn, phát triển thể thao, du lịch, văn hóa… Một số dự án lớn nếu cần thiết có thể đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí”- Trưởng ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh “bật đèn xanh”. Ngoài ra, ông Nguyễn Đức Hoàng cũng đề nghị Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch nên có kế hoạch hỗ trợ cộng đồng dân cư cùng tham gia phát triển du lịch.

 

Tạo ra các sản phẩm du lịch và các điểm đến đặc trưng, đủ sức thu hút du khách chính là vấn đề đau đầu của tỉnh nhiều năm nay. Muốn vậy phải có quy hoạch tổng thể, chi tiết từ địa bàn, cơ sở… Ngoài ra, cần kêu gọi các đối tác đến đầu tư, kinh doanh để bộ mặt du lịch tỉnh nhà ngày càng khởi sắc.

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang

Để các địa phương, cơ quan nhanh chóng bắt tay vào những việc làm cụ thể nhằm phát triển du lịch, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành yêu cầu từng địa phương phải có quy hoạch chi tiết và cần làm ngay những việc trước mắt như: Xây dựng các điểm đến, khu lưu trú, làm tờ rơi... Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, khách sạn cũng chính là nơi quảng bá du lịch, thế nhưng ở tỉnh ta ngay cả các khách sạn lớn cũng không có bản đồ du lịch. Do đó, mỗi khách sạn nên dành vị trí thuận lợi để trưng bày tờ rơi quảng cáo các sản phẩm du lịch trong tỉnh. “Chúng ta làm kế hoạch quá tham lam, một năm làm cả ngàn tỷ đồng. Không nên dàn trải mà chỉ cần chọn cái gì cần làm nhất để đưa vào kế hoạch. Phải làm du lịch trên cơ sở khai thác gì, đầu tư cái gì, ngày lễ lớn phải xây dựng kế hoạch và xây dựng hàng hoạt các tiêu chí làm sao để thu hút du khách…”-Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành nhấn mạnh.

Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

(GLO)-

Giữa núi rừng hùng vĩ tại xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có một bãi tắm được ví như “biển trên núi”. Trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, bãi tắm ở dòng sông Pô Cô đã thu hút hàng ngàn lượt người đến vui chơi, thưởng ngoạn.

Du lịch xanh “lên ngôi”

E-magazineDu lịch xanh “lên ngôi”

(GLO)- Gia Lai có các tuyến giao thông đường bộ thuận lợi, những điểm cắm trại lý tưởng trong rừng, thác nước, nhất là các địa điểm du lịch đều gắn với thiên nhiên. 
Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.
Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

(GLO)- Từ trên cao, cánh đồng Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) đẹp tựa như một bức tranh. Dưới ánh hoàng hôn, từng thửa ruộng ánh lên sắc màu ấm áp, bình yên. Mời các bạn cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của nơi này qua góc máy của tác giả Phạm Quý.
Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

(GLO)- Vào những chiều hè nắng rực, khi ánh hoàng hôn dần buông soi chiếu xuống mặt nước, hồ Ia Mua (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành một tấm gương khổng lồ, tạo nên khung cảnh yên bình và lãng mạn.