Du lịch Gia Lai-Hứa hẹn nhiều đột phá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, ngành kinh tế được xem là mũi nhọn của tỉnh trong tương lai đã có những bước chuyển động tích cực. Nhiều dự án phát triển du lịch dự kiến sẽ được triển khai ngay trong năm 2018.

Gỡ “nút thắt” cho du lịch

Bắt đầu từ việc lội rừng khảo sát tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh tháng 4-2016, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang đã giao nhiệm vụ cho lãnh đạo Vườn và các ngành liên quan bằng mọi cách phải tạo chuyển biến để Kon Ka Kinh trở thành điểm du lịch hấp dẫn trong tương lai.

 

Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya 2017 đã diễn ra hết sức thành công. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya 2017 đã diễn ra hết sức thành công. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc

Theo ông Nguyễn Văn Hoan-Giám đốc Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh: Trên cơ sở chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang, đơn vị đã phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Sở Nông nghiệp và PTNT hoàn thành đề án “Du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”. Đề án này đã được UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt vào tháng 8-2017. Đơn vị đang xúc tiến đầu tư và hoàn thiện các tuyến, điểm du lịch sinh thái, các loại hình du lịch, hệ thống đường giao thông, khu lưu trú; đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên… để đưa vào khai thác từ đầu năm 2018.

“Chúng tôi đang đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng các sản phẩm du lịch đặc thù, các tour, tuyến du lịch sinh thái. Cùng với đó, đơn vị mời các công ty lữ hành trong nước và khu vực đến khảo sát, kêu gọi liên doanh, liên kết đầu tư phát triển du lịch. Chúng tôi cũng sẽ kết nối với các tỉnh Đak Lak, Kon Tum, Lâm Đồng, Bình Định, Phú Yên… để quảng bá, tiếp thị và kết nối tour, tuyến du lịch”-ông Hoan thông tin.

Tương tự, sau 2 ngày băng rừng, vượt suối khảo sát thực tế tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên (BTTN) Kon Chư Răng vào tháng 4-2017, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang cũng đã chỉ đạo các sở, ngành và huyện Kbang tham mưu cho tỉnh hoạch định chiến lược khai thác và phát triển du lịch nơi đây, từng bước hình thành các điểm du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh và sinh thái, du lịch cộng đồng; vận động, kêu gọi các nguồn lực xã hội hóa tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng.

 

Đồi cỏ hồng (xã Glar, huyện Đak Đoa) được nhiều bạn trẻ chọn làm nơi chụp ảnh cưới. Ảnh: Sophie Bridal
Đồi cỏ hồng (xã Glar, huyện Đak Đoa) được nhiều bạn trẻ chọn làm nơi chụp ảnh cưới. Ảnh: Sophie Bridal

Trao đổi về vấn đề này, ông Trịnh Viết Ty-Giám đốc Khu BTTN Kon Chư Răng, cho biết: Đến nay, đề án phát triển du lịch sinh thái của Khu BTTN Kon Chư Răng đã được tỉnh thông qua và đang trình Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt. Hiện đơn vị đang tích cực phối hợp với các sở, ngành và địa phương khảo sát, thống nhất xây dựng tuyến đường trục, đường tuần tra kết hợp du lịch sinh thái dẫn tới các tuyến, điểm du lịch; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch. Ông Ty cho rằng: Với tiềm năng hiện có, Khu BTTN Kon Chư Răng hướng đến việc phát triển 2 loại hình du lịch chính là: du lịch dã ngoại-tham quan-giải trí-nghỉ dưỡng và du lịch tìm hiểu-nghiên cứu theo chuyên đề, đề tài khoa học. “Ủy ban nhân dân tỉnh đang đề xuất UNESCO công nhận Khu BTTN Kon Chư Răng là một phần của Công viên địa chất toàn cầu và là Khu sinh quyển thế giới nhằm quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, thu hút khách du lịch, phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện đời sống người dân trong vùng”-ông Ty khẳng định.

Ngoài việc trực tiếp khảo sát và chỉ đạo 2 đơn vị trên triển khai các điều kiện sẵn có để phát triển du lịch, đích thân Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang cùng lãnh đạo Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Sài Gòn còn đến khảo sát thực tế tại xã Đak Rong (huyện Kbang) vào tháng 8-2017. Đồng thời, Bí thư Tỉnh ủy cũng đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tạo điều kiện cho đơn vị này thuê đất trồng dược liệu dưới tán rừng kết hợp du lịch sinh thái.

Nguồn lực mới trong tương lai

Từ những lần làm việc với Thủ tướng Chính phủ cho đến Hội nghị Xúc tiến đầu tư của tỉnh cuối năm 2016 hay ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giữa Gia Lai và TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2020, lãnh đạo tỉnh đều kêu gọi các bộ, ngành Trung ương, địa phương, doanh nghiệp quan tâm đầu tư phát triển du lịch tại Gia Lai. Đồng thời, người đứng đầu tỉnh đã có những chỉ đạo quyết liệt đối với ngành du lịch, đó là đẩy mạnh những hoạt động thiết thực, cụ thể để phát huy tiềm năng, thế mạnh về du lịch, tạo ra các nguồn lực mới cho địa phương. Nhờ đó, tỉnh đã triển khai xây dựng đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; ký kết chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa Gia Lai với TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lâm Đồng, Phú Yên, Bình Định; phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành của TP. Hồ Chí Minh khảo sát và đánh giá tiềm năng các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

 

Thác Đak Pok (làng Cheng, xã Krong, huyện Kbang). Ảnh: Doãn Vinh
Thác Đak Pok (làng Cheng, xã Krong, huyện Kbang). Ảnh: Doãn Vinh

Nhìn lại những chuyển động tích cực của ngành du lịch trong năm qua, ông Phan Xuân Vũ-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, đánh giá: Ngành du lịch đang bắt đầu chuyển động. Một số địa phương như: An Khê, Kbang, Chư Pah, Đak Đoa, Ia Grai đã tổ chức một số hoạt động nhằm tạo động lực mới cho du lịch bứt phá trong năm 2018. Ông Vũ cho biết, ngành du lịch đang tích cực chuẩn bị cho Hội nghị Xúc tiến đầu tư giữa Gia Lai và TP. Hồ Chí Minh (dự kiến diễn ra trong quý I-2018), xem đây là cơ hội để kêu gọi các doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh đầu tư phát triển du lịch tại Gia Lai. Bên cạnh đó, ngành tiếp tục xây dựng đề án Công viên địa chất toàn cầu, giới thiệu các giá trị khảo cổ được phát hiện tại thị xã An Khê. “Đặc biệt, năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho tỉnh Gia Lai tổ chức Festival cồng chiêng. Đây là dịp để ngành du lịch Gia Lai quảng bá tiềm năng, thế mạnh của địa phương và cũng là cơ hội hợp tác, thúc đẩy, kết nối đầu tư phát triển du lịch với các địa phương khác”-ông Vũ khẳng định.

Ngoài ra, ngành du lịch Gia Lai và TP. Hồ Chí Minh trước đó cũng đã ký kết chương trình hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2017-2020. Theo đó, 2 bên sẽ hợp tác xúc tiến, quảng bá du lịch; phát triển sản phẩm du lịch, kết nối tour tuyến giữa 2 địa phương; bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực… nhằm hướng đến việc tăng trưởng lượng khách du lịch đến với Gia Lai trong thời gian tới. Ông Bùi Tá Hoàng Vũ-Giám đốc Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, khẳng định: Gia Lai là một trong những tỉnh Tây Nguyên có tiềm năng du lịch rất phong phú, nhất là trên lĩnh vực du lịch sinh thái-văn hóa-lịch sử. Đặc biệt, Gia Lai có di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; đời sống sinh hoạt của người Bahnar, Jrai bản địa với các lễ hội truyền thống độc đáo; rất nhiều điểm du lịch đẹp, thác nước hùng vĩ mà du khách trong nước chưa được biết đến.

Do vậy, để thu hút du khách, địa phương cần tạo ra các dịch vụ du lịch hỗ trợ đi kèm. “Gia Lai cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xúc tiến, quảng bá các điểm du lịch, mở rộng các điều kiện kết nối, hợp tác phát triển du lịch. Những lợi thế này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho ngành du lịch của Gia Lai, cụ thể là liên kết phát triển du lịch với các doanh nghiệp trong việc biến các tài nguyên du lịch sẵn có của địa phương trở thành những điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế trong tương lai gần”-ông Vũ nhấn mạnh.

Minh Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

(GLO)-

Giữa núi rừng hùng vĩ tại xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có một bãi tắm được ví như “biển trên núi”. Trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, bãi tắm ở dòng sông Pô Cô đã thu hút hàng ngàn lượt người đến vui chơi, thưởng ngoạn.

Du lịch xanh “lên ngôi”

E-magazineDu lịch xanh “lên ngôi”

(GLO)- Gia Lai có các tuyến giao thông đường bộ thuận lợi, những điểm cắm trại lý tưởng trong rừng, thác nước, nhất là các địa điểm du lịch đều gắn với thiên nhiên. 
Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.
Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

(GLO)- Từ trên cao, cánh đồng Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) đẹp tựa như một bức tranh. Dưới ánh hoàng hôn, từng thửa ruộng ánh lên sắc màu ấm áp, bình yên. Mời các bạn cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của nơi này qua góc máy của tác giả Phạm Quý.
Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Chọn ở homestay nghỉ ngơi thư thái, tránh xa những điểm du lịch, khách sạn đông đúc, ồn ào và trải nghiệm khám phá thiên nhiên, đời sống người dân địa phương là lựa chọn của nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 năm nay.
Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

(GLO)- Vào những chiều hè nắng rực, khi ánh hoàng hôn dần buông soi chiếu xuống mặt nước, hồ Ia Mua (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành một tấm gương khổng lồ, tạo nên khung cảnh yên bình và lãng mạn.