Thống nhất kế hoạch Lễ hội Hoa Dã qùy-Núi lửa Chư Đăng Ya

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ban tổ chức Lễ hội Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đăng Ya năm 2018  nhóm họp ngày 5-10 để thống nhất triển khai kế hoạch tổ chức sự kiện văn hóa quan trọng này. Ông Nay Kiên-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pah, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội cùng các thành viên trong Ban chỉ đạo, lãnh đạo các Sở, ban, ngành tham dự cuộc họp.
Tiếp nối thành công của Lễ hội năm trước, Lễ hội Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đăng Ya 2018 do huyện Chư Pah tổ chức được thống nhất các nội dung thực hiện phong phú mang một bản sắc thiên nhiên riêng mà chỉ có ở Núi lửa Chư Đăng Ya. Hơn nữa, Lễ hội năm nay gắn với một phần nội dung của Festival cồng chiêng Tây Nguyên năm 2018, vì vậy, là dịp để quảng bá hình ảnh Chư Pah đến bạn bè trong nước và quốc tế; mở rộng cơ hội đón nhận đầu tư, phát triển, xây dựng địa phương ngày càng vững về an ninh-chính trị, mạnh về kinh tế- xã hội.
Tại cuộc họp, các thành viên Ban chỉ đạo đã tập trung thảo luận và đóng góp nhiều ý kiến hoàn thiện kế hoạch nội dung Lễ hội và thống nhất thời gian tổ chức sự kiện trong 4 ngày 3 đêm (từ ngày 10 đến ngày 13-11-2018).  
Quang cảnh cuộc họp Ban tổ chức Lễ hội hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đăng Ya. Ảnh: Đinh Yến
Quang cảnh cuộc họp Ban tổ chức Lễ hội hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đăng Ya. Ảnh: Đinh Yến
Các hoạt động chính trong Lễ hội gồm có: trình diễn cồng chiêng ,giao lưu với du khách và nghệ nhân; trình diễn nghệ thuật đan lát, tạc tượng; chương trình nghệ thuật tổng hợp đặc sắc của các Đoàn nghệ thuật Đam San, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi; Phiên chợ nông sản; các trò chơi dân gian (có giải thưởng); triển lãm ảnh đẹp về Chư Pah; phục dựng nghi lễ Mừng lúa mới của dân tộc Jrai; trình diễn dù lượn có động cơ trên núi lửa (chi phí cho du khách có nhu cầu khám phá núi lửa bằng dù lượn  dự kiến 2,5 triệu đồng/lượt). Bên cạnh đó, Lễ hội còn diễn ra nhiều hội thi: dệt thổ cẩm, đan lát, tạc tượng, chinh phục đỉnh núi Chư Đăng Ya,  cồng chiêng học sinh toàn huyện,  tiếng hót Chim Chào mào,  tìm mật thư trên núi lửa, thả diều nghệ thuật...
Ngoài ra, một số hoạt động góp thêm sắc màu cho Lễ hội là chương trình nghệ thuật của Câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật đường phố Gió đại ngàn và đốt lửa, giao lưu cồng chiêng, quảng bá tiềm năng du lịch  huyện Chư Pah; ẩm thực Tây Nguyên và 3 miền; giới thiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Nay Kiên yêu cầu các thành viên Ban tổ chức tiếp tục soát xét lại tất cả các nội dung, phần việc và trách nhiệm cá nhân để Lễ hội được tổ chức một cách chu đáo, chặt chẽ, an toàn, thành công. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, góp phần quảng bá hình ảnh Chư Pah và tỉnh nhà và công tác thu hút đầu tư trong thời gian tới.
Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

(GLO)-

Giữa núi rừng hùng vĩ tại xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có một bãi tắm được ví như “biển trên núi”. Trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, bãi tắm ở dòng sông Pô Cô đã thu hút hàng ngàn lượt người đến vui chơi, thưởng ngoạn.

Du lịch xanh “lên ngôi”

E-magazineDu lịch xanh “lên ngôi”

(GLO)- Gia Lai có các tuyến giao thông đường bộ thuận lợi, những điểm cắm trại lý tưởng trong rừng, thác nước, nhất là các địa điểm du lịch đều gắn với thiên nhiên. 
Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.
Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

(GLO)- Từ trên cao, cánh đồng Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) đẹp tựa như một bức tranh. Dưới ánh hoàng hôn, từng thửa ruộng ánh lên sắc màu ấm áp, bình yên. Mời các bạn cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của nơi này qua góc máy của tác giả Phạm Quý.
Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

(GLO)- Vào những chiều hè nắng rực, khi ánh hoàng hôn dần buông soi chiếu xuống mặt nước, hồ Ia Mua (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành một tấm gương khổng lồ, tạo nên khung cảnh yên bình và lãng mạn.