Người dân xã Đông thiếu nước sinh hoạt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Làng Muôn và làng Rõ (xã Đông, huyện Kbang) có khoảng 80 hộ dân. 2 làng dù đã được Nhà nước đầu tư đào giếng từ nhiều năm trước và bà con cũng tự đào thêm giếng, song vào mùa khô, các giếng đều thiếu nước. Dẫn chúng tôi đến giếng mới khoan, ông Đinh Quýt nói: Do chỗ nào cũng có đá bàn nên không đào giếng sâu được; vừa rồi khoan mấy chỗ nhưng khoan thủng đá tới 70 mét mới có nước. Giếng đào cạn hết nhưng bây giờ có giếng khoan, có nước bể rồi không lo nước ăn nữa.

Cạnh làng Rõ là làng Muôn. Giếng đào làng này cũng cạn hết nước. Nhờ có giếng khoan kịp thời nên bà con không thiếu nước sinh hoạt. Trưởng thôn Đinh Văn Cương cho biết: Giếng sâu 80 mét, nước bơm cả ngày không hết. Bây giờ mới bơm 1 bể 8 m3, nay mai nối ống bơm thêm một bể khác cũng 8 m3 để cho bà con sử dụng. Có nước bể nhưng việc tắm giặt cũng phải ra sông Ba, nếu dùng quá nhiều thì cũng không đủ.

 

Ảnh: Như Hướng
Ảnh: Như Hướng

Được biết, kinh phí để khoan 2 giếng nói trên là 200 triệu đồng. Riêng 4 bể chứa được xây từ trước. Đối với làng Brooc, nhờ tìm được nguồn nước suối, năm 2014 xã cũng xin đầu tư xây hệ thống nước tự chảy.

Hiện tại, xã Đông còn 3 làng đang thiếu nước sinh hoạt là làng Tung, làng Đak Giang 2, làng Kốp. Trong đó làng Kốp do ở vị trí cao hơn, gần núi nên nước sinh hoạt đang rất khan hiếm. Làng chỉ có 17 hộ nhưng có đến 8 cái giếng (Nhà nước đầu tư 4 giếng, bà con tự đào 4 giếng) nhưng đến mùa khô thì đều cạn hết. Cứ đầu tháng 12 là 2 giếng phía trên cao cạn trước. Hiện chỉ còn giếng nhà ông Huy Văn Dốp nằm vị trí thấp và đào được sâu hơn nên còn nước dùng. Sáng sớm nhà ông bơm trước dùng trong ngày, sau đó bà con chia nhau, những người đến muộn vẫn lấy phải nước đục ở đáy giếng.

 

Ảnh: Như Hướng
Ảnh: Như Hướng

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Na-Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Năm nay nắng không gay gắt nhưng kéo dài nên xã Đông không chỉ thiếu nước tưới cho cây trồng mà nước sinh hoạt cũng khan hiếm. Thậm chí có hộ phải mua nước bình về nấu ăn.

Theo ông Trần Ngọc Thạch-Chủ tịch UBND xã, việc thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô đã kéo dài nhiều năm nay. Xã đã và đang tìm các giải pháp để giải quyết nước cho dân. Hiện đã giải quyết nước sinh hoạt cơ bản cho 3 làng, còn các làng khác cũng đã khảo sát, tìm nguồn để đầu tư. Riêng với các khu vực thôn người Kinh thì vận động bà con tự tìm nguồn nước, tự đầu tư khoan giếng để phục vụ sinh hoạt.

Như Hướng

Có thể bạn quan tâm

Những năm tháng cuối đời của Anh hùng Núp

Những năm tháng cuối đời của Anh hùng Núp

(GLO)- Những ngày cuối tháng 4 lịch sử, chúng tôi đến Nhà lưu niệm Anh hùng Núp (xã Tơ Tung, huyện Kbang) để sưu tầm thêm tư liệu, phục vụ triển lãm tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của người anh hùng huyền thoại (2/5/1914-2/5/2024).

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.