Những tấm gương hy sinh vô bờ bến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nằm trong loạt sách mới chào mừng 35 năm ngày thành lập NXB Tổng hợp TP. HCM, cuốn sách Trại giam tù binh Phú Quốc - Thời kỳ chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược do Ban liên lạc tù binh Việt Nam biên soạn, nhận được sự chú ý ngay khi ra mắt.
 

Sách làm nổi bật cuộc chiến đấu của các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày, tra tấn dã man ở các trại giam, đặc biệt là tại Trại giam tù binh Phú Quốc (Kiên Giang), một trong những trại giam tù binh lớn nhất Đông Nam Á do Pháp xây dựng. Tại đây, trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc đã giam giữ hơn 40.000 lượt tù binh, gần 4.000 người đã bị sát hại.

Tác phẩm được chia thành 2 phần chính, mở đầu là phần nói về lịch sử hình thành của trại tù binh dưới thời thực dân Pháp. Với tên gọi là Căng Cây Dừa, nơi đây đã chứng kiến các cuộc đấu tranh của cán bộ chiến sĩ bị địch bắt làm tù binh với kẻ thù trong khoảng thời gian 1953-1954 và từ tháng 2-1955 đến tháng 3-1957.

Phần 2 của tác phẩm tập trung miêu tả khá chi tiết về các tội ác của kẻ thù tại trại tù binh Phú Quốc từ năm 1967 đến năm 1973. Song song đó, tác phẩm cũng trình bày những phong trào, hoạt động đấu tranh, giữ vững khí tiết của tù binh, bẻ gãy các thủ đoạn thâm hiểm của kẻ thù nhằm phá hoại, lung lạc tinh thần các chiến sĩ cách mạng. Để khắc họa rõ nét hình ảnh bi hùng đó, khá nhiều các bài viết, các bức ảnh của chính những người trong cuộc đã được sử dụng, phản ánh chân thật những gì đã diễn ra tại trại tù binh Phú Quốc những năm đó. Người đọc sẽ vô cùng xúc động, đôi khi ngoài sức tưởng tượng, trước những tấm gương hy sinh cao cả vì dân vì nước, sự mưu trí và dũng cảm của các chiến sĩ bị giam cầm trước những âm mưu thâm độc của kẻ thù để bảo vệ Đảng, cách mạng và nhân dân.

Trong lời giới thiệu, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã viết: “Càng đọc từng trang, từng mẩu chuyện, lòng tôi càng xúc động trước những tấm gương hy sinh vô bờ bến của các đồng chí, đồng đội, đồng bào. Tôi mong rằng các thế hệ ngày nay và mãi mãi mai sau ghi nhớ và phát huy truyền thống bất khuất ấy để biến thành sức mạnh, góp phần vào công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu mạnh”.

Theo sggp

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...