Bộ 3 cuốn sách gây xôn xao Nhật Bản được ra mắt ở Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ 3 cuốn sách “Phẩm cách Quốc gia”, “Phẩm cách Cha mẹ”, “Phẩm cách Phụ nữ” từng gây xôn xao dư luận Nhật Bản lần đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam.
 
Trong khoảng hai năm từ năm 2005 đến 2007,  bộ 3 cuốn sách "Phẩm cách quốc gia", "Phẩm cách cha mẹ", "Phẩm cách phụ nữ" liên tiếp ra đời như một hiệu ứng dây chuyền và làm cho dư luận Nhật Bản nổi sóng một thời gian dài.
Năm 2006, từ “phẩm cách” giành giải thưởng cho từ ngữ mới xuất hiện tại Nhật Bản. Số lượng bản phát hành hàng triệu bản cho thấy sức hút của bộ 3 này, chỉ tính riêng tại Nhật Bản.
Cuốn sách “Phẩm cách quốc gia” của tác giả Fujiwara Masahiko đã bán được 2,65 triệu bản tại Nhật Bản chỉ trong vòng 6 tháng kể từ khi ra sách (tháng 11/2005). Theo cha đẻ của cuốn sách “nó đã trở thành cuốn sách vô cùng hiếm hoi bàn về quốc gia có phẩm cách được viết ra bởi một tác giả không có phẩm cách” (Fujiwara Masahiko vốn là một nhà toán học có tiếng ở Nhật và đã từng giảng dạy toán học nhiều năm ở Anh, Mĩ.) 
Tác giả của “Phẩm cách phụ nữ” là Bando Mariko, được đánh giá là cuốn sách tái định vị người phụ nữ trong xã hội hiện đại. Tới nay, cuốn sách đã bán được hơn 3 triệu bản.
“Phẩm cách cha mẹ” cũng là cuốn sách của tác giả Bando Mariko. Cuốn sách không chỉ bàn chuyện giáo dục con cái mà còn nói về nhiệm vụ “di truyền xã hội”- cha mẹ phải biết cách để lại giá trị tinh thần cho các thế hệ đi sau thông qua việc đào tạo, truyền đạt kinh nghiệm và giá trị sống thay vì chỉ để lại tài sản cho con và những người thân. Cuốn sách đã bán được 90 vạn bản tại Nhật Bản.
Theo nhà văn Trang Hạ, trong bộ 3 này, cuốn sách mà chị yêu thích nhất là cuốn "Phẩm cách quốc gia" và tin rằng cuốn này sẽ tạo nên một cơn sốt ở Việt Nam.
Hai cuốn "Phẩm cách cha mẹ" và "Phẩm cách phụ nữ" là tài liệu giáo dục rất tốt, cho chúng ta nhìn nhận lại vai trò của gia đình và phụ nữ.
"Phẩm cách phụ nữ" truyền tải một thông điệp: Hãy cố gắng cả ở nơi người ta không nhìn thấy, hãy nuôi nấng giấc mộng bản thân, hãy chiều chuộng bản thân trước khi làm hài lòng cả thế giới. Hành trình của phẩm cách phụ nữ đi từ giá trị bản thân để tìm ra vị trí xứng đáng mà họ nhận được trong cộng đồng này.
Một ưu điểm nữa của "Phẩm cách cha mẹ" và "Phẩm cách phụ nữ" là những bài tập thực hành rất quan trọng cho cá tính, cho tố chất, cho giá trị quan ở mỗi độ tuổi khác nhau./.
Hồng Minh/VOV

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).