Sửng sốt trước bộ ảnh thợ lặn chụp bên cá mập trắng lớn nhất TG

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một nhóm thợ lặn ở vùng biển Hawaii mới đây đã ghi lại được hình ảnh về cá mập trắng lớn nhất thế giới từng được giới khoa học biết đến. Đó là một sinh vật biển khổng lồ nặng tới 2,5 tấn, được đặt tên là “Deep Blue” (tức “biển xanh sâu thẳm”).
 Nhóm thợ lặn bắt gặp cá mập “Deep Blue” mới đây
Nhóm thợ lặn bắt gặp cá mập “Deep Blue” mới đây
Nhóm thợ lặn bắt gặp cá mập “Deep Blue” đang ăn xác một con cá voi đã chết. Họ đã tranh thủ cơ hội lại gần để chụp những bức ảnh quý và ngay lập tức được đăng tải trên các trang tin tức quốc tế.
Lần đầu giới nghiên cứu ghi nhận sự xuất hiện của “Deep Blue” là cách đây hai thập kỷ ở ngoài vùng biển Mexico, khi ấy, nó đã được xem là cá mập trắng lớn nhất thế giới. Ước tính con cá mập này nặng tới 2,5 tấn, dài 6m và đã vào khoảng 50 tuổi.
Những khoảnh khắc mới nhất được ghi lại trong cuộc chạm trán kỳ thú diễn ra vào ngày 15/1 vừa qua, “Deep Blue” đã cùng với những con cá mập khác ăn xác một con cá voi ở ngoài đảo Oahu.
Một trong những thợ lặn có cơ hội may mắn được thấy “Deep Blue” - anh Ocean Ramsey, nhà nghiên cứu sinh vật học - kể lại cuộc chạm trán phi thường này rằng: “Chúng tôi  nhìn thấy một vài con cá mập thế rồi 'Deep Blue' xuất hiện và những con cá mập khác tản ra. Đây là một gã khổng lồ tuyệt đẹp của biển cả. Nó đã cọ thân mình vào con tàu của chúng tôi để… gãi ngứa”.
 
 Nhóm thợ lặn bắt gặp cá mập “Deep Blue” mới đây
Nhóm thợ lặn bắt gặp cá mập “Deep Blue” mới đây
“Deep Blue” không hề quan tâm tới nhóm thợ lặn và họ mặc sức bơi cùng với nó, chụp rất nhiều ảnh. Những bức ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia chuyên về ảnh thiên nhiên - động vật Juan Oliphant. 
Cá mập “Deep Blue” đã từng xuất hiện trong một sê-ri phim tài liệu của kênh Discovery cách đây vài năm bởi kích thước và độ tuổi đáng nể của “nàng cá mập” này. Các nhà khoa học cho rằng cá mập “Deep Blue” lớn như vậy là bởi độ tuổi của nó.
Các nhà khoa học có thể dễ dàng nhận ra cá mập “Deep Blue” bởi có một bảng tên đã được gắn vào mình cá cách đây hai thập kỷ, khi người ta phát hiện ra “Deep Blue” ở ngoài vùng biển Mexico.
Bích Ngọc (theo Daily Mail/Dantri)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.