Nhiều tác phẩm nghệ thuật về với Bảo tàng Mỹ thuật Huế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức lễ tiếp nhận hơn 40 tác phẩm nghệ thuật của Hội Mỹ thuật Việt Nam và các tác phẩm của các họa sĩ, nhà sưu tập trao tặng cho Bảo tàng Mỹ thuật Huế.
Ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao (VH-TT) tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, nhiều năm qua, đơn vị đã sưu tập và lưu giữ 12 tác phẩm mỹ thuật có giá trị của các tác giả đạt giải cao tại các cuộc triển lãm toàn quốc, khu vực như: Trương Bé, Đỗ Kỳ Hoàng, Lê Quý Long, Nguyễn Duy Linh, Đặng Mậu Tựu, Ngô Tâm, Nguyễn Thiện Đức, Lê Văn Nhường… Đây là cơ sở cho việc hình thành Bảo tàng Mỹ thuật Huế theo Quyết định ngày 12-11-2018 của UBND tỉnh về việc thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Huế trên cơ sở sắp xếp, kiện toàn Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng và Điềm Phùng Thị, bổ sung nhiều không gian trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế.
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế chụp ảnh lưu niệm với các họa sĩ, nhà sưu tập trao tặng cho Bảo tàng Mỹ thuật Huế
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế chụp ảnh lưu niệm với các họa sĩ, nhà sưu tập trao tặng cho Bảo tàng Mỹ thuật Huế
Ngoài ra, bắt đầu từ đầu năm 2018, Sở VH-TT đã hoàn thành kế hoạch, sưu tập được 3 tác phẩm có giá trị: tác phẩm “Thiếu nữ bên hoa sen” của tác giả Tôn Thất Đào; tác phẩm “Đô thị hóa thân (số 139)” của tác giả Vĩnh Phối; tác phẩm “Treo trên thời gian” của tác giả Bửu Chỉ. Ngoài ra, còn có thêm 3 tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Đại Giang; 1 tác phẩm của họa sĩ Dương Đình Sang và 1 tác phẩm của họa sĩ Lâm Triết.

Tại triển lãm Hội Ngộ, Sở VH-TT đã vận động tiếp nhận 7 tác phẩm hiến tặng khác.

 
 
 Tiếp nhận các tác phẩm nghệ thuật cho Bảo tàng Mỹ thuật Huế
Tiếp nhận các tác phẩm nghệ thuật cho Bảo tàng Mỹ thuật Huế
Từ đầu năm 2019, Sở VH-TT cũng đã hoàn thiện thủ tục sưu tập 15 tác phẩm, trong đó có những tác phẩm quý của các tác giả nổi tiếng như: Mai Trung Thứ, Tôn Thất Sa và các tác phẩm của các tác giả có tên tuổi như: Phan Xuân Sanh, Hoàng Đăng Nhuận, Dương Đình Sang, Công Huyền Tôn Nữ Tuyết Mai, Hà Văn Chước, Phan Thanh Bình, Nguyễn Hiền....
“Nhằm tạo các không gian trưng bày tại bảo tàng phong phú hơn, Sở cũng đã đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho phép điều chuyển một số hiện vật Chăm có giá trị, đồng thời sưu tầm các loại hình mỹ thuật đặc trưng của Thừa Thiên - Huế như: Tranh dân gian Làng Sình, tranh gương, mỹ thuật pháp lam, điêu khắc dân gian của đồng bào các dân tộc miền Tây tỉnh Thừa Thiên - Huế để trưng bày tại Bảo tàng phục vụ công chúng đón xem”, ông Dũng chia sẻ.
Văn Thắng (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...