Google vinh danh họa sĩ Bùi Xuân Phái

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Google Doodles hôm nay (1/9) vinh danh họa sĩ Bùi Xuân Phái nhân ngày sinh lần thứ 99 của ông.
Bùi Xuân Phái (1/9/1920 - 24/6/1988) là một trong bộ tứ danh họa thứ hai của hội họa Việt Nam (Nghiêm - Liên - Sáng - Phái). Cùng Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Bùi Xuân Phái có ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều lớp họa sĩ.
Hình ảnh Bùi Xuân Phái trên Google Doodles ngày 1/9.
Hình ảnh Bùi Xuân Phái trên Google Doodles ngày 1/9.
Họa sĩ Bùi Thanh Phương - con trai danh họa - nói Bùi Xuân Phái là một người yêu quê hương, yêu Hà Nội và là một tên tuổi trong ngành hội họa tại Việt Nam, với những tác phẩm đặc trưng góp phần vào sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam hiện đại.
“Sự kiện Google tôn vinh ông với thiết kế đặc biệt nhân ngày sinh nhật của ông là một hoạt động ý nghĩa không chỉ với gia đình mà còn đối với những người mến mộ ông, những người yêu văn hóa Việt Nam qua hình ảnh con phố cổ”, con trai danh họa nói.
Tranh vẽ phố của họa sĩ Bùi xuân Phái.
Tranh vẽ phố của họa sĩ Bùi xuân Phái.
Sáng tác nhiều đề tài, nhưng mảng tranh vẽ phố cổ của Bùi Xuân Phái được nhiều người biết và yêu thích nhất. Tranh vẽ phố của ông tạo thành phong cách riêng, được gọi là tranh Phố Phái. Tranh vẽ phố của Bùi xuân Phái vừa cổ kính lại hiện thực, thể hiện hồn cốt phố cổ Hà Nội những thập niên 1950, 1960, 1970. Họa sĩ gửi gắm những kỷ niệm, hoài cảm cùng nỗi buồn, tiếc nuối bâng khuâng trên nét vẽ. Để tới khi nhịp phố thay đổi, những mái nhà, những con người mang hồn phách xưa cũ ấy không còn, người ta tìm tới tranh Phố Phái như một bảo tàng hoài niệm.
Ngoài vẽ phố, ông còn thể hiện các mảng đề tài như: Chèo, tranh chân dung, nông thôn, tranh khỏa thân, tĩnh vật... rất thành công.
Tác phẩm Phân xưởng nhuộm của Bùi Xuân Phái.
Tác phẩm Phân xưởng nhuộm của Bùi Xuân Phái.
Quan điểm của Bùi Xuân Phái về công việc người họa sĩ không chỉ là rèn luyện với đường nét, màu sắc, mà còn là trau dồi kiến thức. Ông viết trong nhật ký: “Tôi nghĩ rằng không phải cứ hùng hục vẽ là tốt mà còn phải năng suy nghĩ đến nghệ thuật, đến con đường tuy có nhiều khó khăn nhưng đẹp đẽ đó. Ngoài ra tôi cần phải xem sách xem tranh (nếu có) tất cả họa sĩ bậc thầy, để mình được nâng tầm mắt lên, để mình phân biệt được cao thấp, vàng thau không lẫn lộn”.
Bùi Xuân Phái đạt giải thưởng cao quý nhất về văn học nghệ thuật: Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996, cùng nhiều giải thưởng mỹ thuật trong và ngoài nước.
Tại Hà Nội và Đà Nẵng, tên của ông được đặt cho tên một con phố. Một giải thưởng mang tên Bùi Xuân Phái được thành lập để tôn vinh những người làm nghệ thuật, nghiên cứu cống hiến với tình yêu Hà Nội.
Tần Tần (zing)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.