Gia Lai: Các địa phương, đơn vị hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2022

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 21-4, một số địa phương, đơn vị trong tỉnh Gia Lai đã tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022.
Sáng 21-4, Nhà Văn hóa Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022 tại Thư viện Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Theo đó, từ ngày 21-4 đến 1-5 sẽ có các hoạt động chính gồm: giới thiệu, trưng bày sách, báo, tạp chí; viết cảm nhận về sách và Ngày hội đọc sách. Bài viết sẽ được Ban Tổ chức lựa chọn trao giải nhất, nhì, ba và được phát trên hệ thống phát thanh nội bộ của cơ quan, đơn vị. 
Cán bộ, chiến sĩ hưởng ứng văn hoá đọc. Ảnh: Huy Bắc
Cán bộ, chiến sĩ hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam. Ảnh: Huy Bắc

Hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2022 là dịp để tôn vinh giá trị của sách trong đời sống xã hội; đề cao trách nhiệm của cấp ủy, người chỉ huy với việc xây dựng, phát triển văn hóa đọc trong cơ quan, đơn vị; đồng thời phát hiện, tôn vinh các tập thể, cá nhân có những đóng góp cho phát triển sách và văn hóa đọc trong lực lượng vũ trang tỉnh.

* Trước đó, chiều 20-4, tại Trường THCS Lê Hồng Phong (xã Nghĩa An, huyện Kbang), Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao phối hợp với Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Kbang tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2022. 
Tại Ngày hội, cán bộ, giáo viên, học sinh toàn trường đã tham gia các hoạt động giao lưu văn nghệ, trưng bày mô hình từ sách, thuyết trình về các chủ đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh, đất nước thống nhất, non sông Việt Nam, quê hương tươi đẹp... Cán bộ, giáo viên, học sinh toàn trường cũng đã cùng nhau tìm hiểu, đọc và chia sẻ những quyển sách hay; quyên góp nhiều sách, báo, truyện tranh cho Thư viện trường.
Học sinh nghe thuyết trình mô hình trưng bày sách. Ảnh: Hồng Hạnh
Học sinh Trường THCS Lê Hồng Phong nghe thuyết trình mô hình trưng bày sách. Ảnh: Hồng Hạnh
Ngày hội giúp giáo viên, học sinh nhận thức tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và hình thành thói quen đọc sách trong mỗi người, góp phần xây dựng xã hội học tập; đồng thời tôn vinh người đọc, người sáng tác, xuất bản, in, phát hành, thư viện, lưu giữ, sưu tầm, quảng bá sách và các tổ chức, cá nhân có những đóng góp cho phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
HUY BẮC - HỒNG HẠNH

Có thể bạn quan tâm

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...