(GLO)- Sáng 26-6, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị trực tuyến đánh giá, rút kinh nghiệm Chỉ số Cải cách hành chính, Chỉ số SIPAS và Chỉ số PAPI năm 2023 của tỉnh; đồng thời đề ra giải pháp cải thiện các chỉ số trên trong năm 2024.
Có lẽ không nên ngạc nhiên lắm về thông tin TP.HCM đứng đầu danh sách các địa phương mà người dân cả nước muốn di cư đến, theo Báo cáo 'Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở VN (PAPI): Đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân, năm 2023' vừa công bố ngày 2.4.
Bản tin hôm nay có những thông tin sau: Công bố kết quả xếp hạng Chỉ số PAPI năm 2023; Học sinh Gia Lai đạt 12 huy chương Olympic Tin học miền Trung-Tây Nguyên; Chính thức mở cổng đăng ký Giải chạy Gia Lai City Trail 2024; Kbang thiệt hại do mưa đầu mùa kèm theo giông lốc…
Theo Báo cáo Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh năm 2022 ở Việt Nam (tiếng Anh: The Viet Nam Provincial Governance and Public Administration Performance Index - viết tắt Chỉ số PAPI) do Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) phối hợp Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES), Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (VFF-CRT), Công ty Phân tích thời gian thực (RTA) công bố, Lâm Đồng thuộc 1 trong 5 tỉnh, thành trong nước được người dân qua phỏng vấn muốn đến sống nhất.
(GLO)- Cùng với Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2022, Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố mới đây cho thấy gần 72% doanh nghiệp thừa nhận tình trạng cán bộ nhũng nhiễu khi giải quyết hồ sơ thủ tục cho doanh nghiệp.
(GLO)- Năm 2021, Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) cũng như Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) của Gia Lai đều giảm so với năm 2020, lần lượt xếp thứ 45/63 và 53/60 tỉnh, thành. Sự tụt giảm này đòi hỏi tỉnh phải có nhiều giải pháp mang tính căn cơ để cải thiện cả 2 chỉ số.
Một con số khá “sốc“ vừa được công bố: tỷ lệ người làm thủ tục hành chính xin cấp mới hoặc đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã phải chi “lót tay“ dao động từ 40% đến hơn 90% ở hơn 40 tỉnh, thành phố trong cả nước.