Nữ sinh 18 tuổi kiếm 60 triệu đồng/tháng nhờ bán xôi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Vừa thi xong kỳ thi tốt nghiệp THPT, Catherine Nguyễn Đặng cựu học sinh một trường THPT ở TP.Thủ Đức (TP.HCM) đã nhanh chóng lao vào công việc bán xôi.

Nhờ sự lao động cần cù, chịu khó, nữ sinh đã có thu nhập khoảng 60 triệu đồng/tháng.

Ý tưởng thú vị

Khách mua xôi tại tiệm của Catherine sẽ bất ngờ khi thấy giá được ghi tỉ mỉ. Mỗi mâm xôi gà có giá từ 1,5 - 1,9 triệu đồng. Xôi thư pháp có giá từ 120.000 - 180.000 đồng. Nếu thêm hoa, giá sẽ dao động từ 350.000 - 500.000 đồng, tùy vào kích thước. Các mâm xôi vẽ tay có giá từ 4 - 7 triệu đồng, bao gồm 10 kg xôi và phí thiết kế. Cô gái trẻ còn bán chè theo phong cách Nhật.

Catherine Nguyễn Đặng đang thiết kế các sản phẩm về xôi. Ảnh PHƯƠNG VY

Catherine Nguyễn Đặng đang thiết kế các sản phẩm về xôi. Ảnh PHƯƠNG VY

Trò chuyện với Thanh Niên, Catherine cho biết cô nàng rất thích nấu ăn mà không dựa trên công thức sẵn có. Thay vào đó, cô muốn tự tay sáng tạo thêm hương vị, hương liệu, bày trí, trang trí… để mỗi món thành một bức tranh ẩm thực mới lạ, độc đáo. Làm thành công nhiều món ăn, cô gái trẻ khát khao biến tấu món ăn Việt Nam trở nên độc đáo, vươn ra quốc tế bằng sự sáng tạo của mình.

"Năm 10 tuổi, em đã tốt nghiệp lớp bếp bánh và kem chuyên nghiệp nên có thể tự tay làm được nhiều món bánh. Thế nhưng, mãi tới năm học lớp 10, em được mẹ cho theo tiếp các nghệ nhân nước ngoài qua Việt Nam tổ chức các buổi biểu diễn và dạy học cho các người đam mê bánh kẹo truyền thống các nước. Lúc đó, em ấn tượng với món bánh Wagashi độc đáo của nghệ nhân người Nhật.

Sản phẩm của Catherine Nguyễn Đặng. Ảnh PHƯƠNG VY
Sản phẩm của Catherine Nguyễn Đặng. Ảnh PHƯƠNG VY

Chiếc bánh độc đáo được làm cầu kỳ từng lớp, được các nghệ nhân thỏa sức sáng tạo những vẻ đẹp khác nhau như bầu trời hay hồ cá… Khi tiếp xúc với họ, em nhận thấy có thể biến tấu để món ăn này gần gũi hơn với người dân Việt Nam. Và em quyết định chọn món xôi cho thuần Việt", Catherine kể.

Bán không kịp trở tay

Nghĩ là làm, cô gái trẻ dùng bột, nếp, màu tự nhiên để tạo hình thành hoa hồng, hoa sen, cá chép, rồng, phượng, núi non 3D… Cô còn nhập nguyên liệu, dao kéo… từ Nhật Bản để làm cho kỳ công nhất có thể. Kết quả thu được thật bất ngờ: khách đặt đơn nườm nượp khiến Catherine không kịp trở tay.

Thậm chí, có ổ lên tới giá 2 triệu đồng nhưng khách vẫn hỏi mua vì quá yêu thích. Hay một tiệc đám cưới có đơn xôi, chè lên đến gần 25 triệu đồng. Nhiều đợt cao điểm, cô còn chuẩn bị từ 1.000 đến 2.000 phần xôi chè các loại, phải nhờ cả gia đình cùng làm để trả đơn cho khách.

Catherine cho biết có nhiều khách đặt xôi còn hỏi thêm về phong thủy, số mệnh,… cho những dịp quan trọng như cúng, đám tiệc, khai trương, tiệc trà đạo... Thấy hay nên bạn tìm hiểu thêm để tư vấn cho khách. Nhờ vậy, những sản phẩm xôi phong thủy về sau do bạn làm được khách rất ưa chuộng vì có câu chuyện, kết hợp giữa ý nghĩa và tâm linh. Cô nàng tự tin thị trường chưa có sản phẩm y hệt.

Để sắp xếp thời gian cho hợp lý cho việc học tập và kinh doanh, cô bạn còn chia đơn hàng theo ngày thường và dịp lễ. Ngày thường, cô gái chỉ chọn lọc vài đơn nhưng mỗi đơn đều có giá thành cao, làm đẹp mắt mà thời gian vẫn kiểm soát được.

Gia đình khuyên con lo học

Chị Victoria Nguyễn (phụ huynh Catherine Nguyễn Đặng), cho biết chị rất xót khi nhiều đêm nhìn thấy con ngồi làm xôi tới 1-2 giờ sáng vẫn chưa chịu ngủ.

"Tôi khuyên con rất nhiều do thấy con ôm đồm, nhận đơn nhiều quá dẫn tới quá tải làm không xuể. Con bảo con nghĩ rằng con có thể sắp xếp thời gian làm được nhưng làm xôi cần có thời gian ngâm gạo, nấu… Vậy là cả nhà từ ba mẹ, cô chú, thậm chí cô giúp việc, cũng phải xắn tay ngồi làm phụ con từ giao hàng, xếp đơn, nấu nướng... Sau lần đó, tôi phân tích cho con về chuyện phải sắp xếp công việc khoa học hơn, ba mẹ cũng bận bịu không thể phụ con mãi được. Làm gì thì làm, việc học vẫn phải đặt lên hàng đầu", chị kể.

Lần khác, cô gái làm hư vài chục kg xôi, đậu, bỏ không biết bao nhiêu nguyên liệu nếp, đậu được nhập khẩu từ Nhật để có những trải nghiệm thực tế. Phụ huynh biết nhưng vẫn kệ khi thấy con tỉ mỉ ghi chép từng chút một lại các bài học rút ra từ những lần mắc lỗi.

"Vợ chồng chúng tôi rất vui khi thấy con gái trưởng thành hơn từng ngày. Việc làm của con xuất phát từ sức lao động chân chính, rèn được kỹ năng tốt đẹp", phụ huynh cho biết.

Được biết, nhờ công việc bán xôi này, cô bạn đã được Đại học California, Los Angeles (UCLA) chấp nhận hồ sơ nhập học khi thể hiện rõ bản lĩnh kinh doanh, ý tưởng độc đáo…

"Nhà khởi nghiệp" nhỏ tuổi còn tranh thủ thời gian để tham gia các hoạt động xã hội, rinh các giải thưởng, thu nhặt các thành tích như chứng chỉ Cambridge full A, IELTS 8.0, giải 3 học sinh giỏi cấp thành phố môn tiếng Anh, giải khuyến khích Toefl Junior Challenge 2021... để làm đẹp hồ sơ du học của mình.

Sắp tới, Catherine dự định mang món xôi Việt Nam qua Mỹ khi đi du học để bạn bè quốc tế biết nhiều hơn về món ngon của Việt Nam. Cô gái tin rằng, bạn bè sẽ ố à về hình hài của món xôi mới lạ này y hệt như cảm xúc của cô khi nhìn thấy món Wagashi năm xưa.

Có thể bạn quan tâm

Những lời chúc gửi đến Nhật Minh trước giờ G

Những lời chúc gửi đến Nhật Minh trước giờ G

(GLO)- Chỉ còn ít phút nữa, 4 nhà leo núi sẽ chính thức tranh tài vòng chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24. Trước giờ G, khán giả phố núi đang có mặt tại điểm cầu Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã có những lời chúc tốt đẹp nhất gửi đến Nguyễn Quốc Nhật Minh. 

Chị Lê Thị Thảo trao đồ dùng học tập cho học sinh Jrai có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Ảnh: K.H

Hành trình kết nối yêu thương

(GLO)- Bằng việc lập ra gian hàng 0 đồng và kêu gọi sự chung tay hỗ trợ của các nhà hảo tâm, chị Lê Thị Thảo (buôn Sô Ma Lơng A, xã Chrôh Pơnan, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã giúp đỡ những cảnh đời khó khăn, nhất là người già và các em nhỏ trên địa bàn xã.

Tiếp sức cho “nhà leo núi Olympia" Nguyễn Quốc Nhật Minh

Tiếp sức cho “nhà leo núi Olympia" Nguyễn Quốc Nhật Minh

  • (GLO)- Để tiếp sức cho “nhà leo núi” Nguyễn Quốc Nhật Minh ở chung kết “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 24, ngoài điểm cầu tại TP. Pleiku, nhiều người con Gia Lai đang học tập và làm việc ở khắp cả nước cũng đón đợi khoảnh khắc thi đấu của em qua sóng truyền hình trực tiếp.
Hành trình đến với Chung kết Đường lên đỉnh Olympia của chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh

Hành trình đến với Chung kết Đường lên đỉnh Olympia của chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh

(GLO)- Với vốn kiến thức sâu rộng cùng sự bản lĩnh, tự tin, em Nguyễn Quốc Nhật Minh (Trường THPT chuyên Hùng Vương, tỉnh Gia Lai) đã xuất sắc giành vòng nguyệt quế quý II để bước vào tranh tài ở trận chung kết. Cùng nhìn lại hành trình đáng tự hào của chàng trai Phố núi tại sân chơi trí tuệ này.

Chuyện Người Gia Lai (số thứ 9): Nên sống như cách mình mong ước

Chuyện Người Gia Lai (số thứ 9): Nên sống như cách mình mong ước

(GLO)- Thanh xuân của bạn đã rực rỡ hay chưa? Hãy cùng nghe câu chuyện của chị Kim Phùng Thủy-Chủ nông trại Moon's Coffee Farm và quán cà phê "bây giờ và ở đây” để hiểu hơn về một người trẻ không ngại "sai số", trải nghiệm để thành công. Tất cả có tại Podcast Chuyện Người Gia Lai số 9.

Các thành viên Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Đăk Rong (xã Đăk Rong) trao đổi kiến thức, kỹ năng giao tiếp. Ảnh: N.M

CLB thủ lĩnh của sự thay đổi: Sân chơi bổ ích cho học sinh dân tộc thiểu số

(GLO)- Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Kbang phối hợp với một số trường học trên địa bàn ra mắt câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi”. Câu lạc bộ trở thành sân chơi bổ ích giúp các em học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số có thêm điều kiện giao lưu, bổ sung kiến thức, kỹ năng sống.

Trailer Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24

Trailer Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24

(GLO)- Cuộc tranh tài của 4 “nhà leo núi” xuất sắc nhất Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 sẽ diễn ra vào 8 giờ 30 phút, ngày 13-10-2024. Trong đó, Gia Lai có chàng trai Nguyễn Quốc Nhật Minh (Trường THPT chuyên Hùng Vương). Nhật Minh cũng là người mang cầu truyền hình Olympia đầu tiên về với tỉnh.

Các thành viên Tổ truyền thông cộng đồng làng Sur A (xã Ia Ko) trao đổi kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe sinh sản với chị Rơ Mah Beh (thứ 2 từ phải sang). Ảnh: Q.T

Chư Sê đẩy mạnh truyền thông xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới

(GLO)- Sau hơn 3 năm triển khai Dự án 8 Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, hoạt động tuyên truyền xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Chư Sê đã đạt được nhiều kết quả tích cực.