Nữ doanh nhân 9X Đắk Lắk với hành trình đưa hạt mắc ca Việt Nam ra thị trường quốc tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Năm 2004, khi những cây mắc ca Úc đầu tiên được đưa về trồng trên mảnh đất đầy nắng gió Tây Nguyên, không ai dám mơ một ngày, mắc ca Việt Nam có thể xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Thế nhưng, 18 năm sau, bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, một người con trên mảnh đất Đắk Lắk đã biến giấc mơ đó thành hiện thực.
Cô gái trẻ quyết làm giàu trên mảnh đất quê hương
Sinh ra và lớn lên trong gia đình có bố mẹ làm nông nghiệp, Nguyễn Thị Thu Phương (huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) thấu hiểu được những khó khăn, vất vả, tâm huyết của người nông dân địa phương trong từng giai đoạn trồng trọt.
Phương luôn trăn trở khi giá trị họ nhận lại không tương xứng với công sức bỏ ra, chất lượng sản phẩm bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Thời tiết, thị trường,..

Nữ doanh nhân 9X Đắk Lắk Nguyễn Thị Thu Phương với hành trình đưa mắc ca Việt Nam ra thị trường quốc tế
Nữ doanh nhân 9X Đắk Lắk Nguyễn Thị Thu Phương với hành trình đưa mắc ca Việt Nam ra thị trường quốc tế
Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng, trải qua nhiều vị trí công việc tại "Thành phố đáng sống", Phương nghỉ việc, quyết định trở về quê hương để "dấn thân" vào sản xuất nông nghiệp.
Bố tiên phong trồng cây ra thứ hạt "nữ hoàng quả khô"
Phương thường xuyên nhận được câu hỏi lí do không chọn một công việc ổn định, an nhàn, phù hợp với phái yếu mà lại chọn công việc sản xuất vất vả, khó khăn như vậy. Nhưng Phương chỉ cười. Bởi đơn giản, Phương có tình yêu mãnh liệt với nông sản quê hương.
Năm 2016, số lượng cây mắc ca trên địa bàn rất ít. Chủ yếu là cây tiêu và cà phê. Bố Phương là một trong những người nông dân tiên phong trồng thành công cây mắc ca tại Việt Nam. 
Nhận thấy tiềm năng của cây trồng, Phương ấp ủ ước mơ làm chủ được nguồn nguyên liệu, làm chủ chất lượng sản phẩm tới tay người tiêu dùng, giúp người dân ổn định đầu ra và nâng cao giá trị nông sản Việt.

Phương tạo việc làm cho 30 lao động địa phương với mức thu nhập trung bình 5-8 triệu đồng/ 1 tháng.
Phương tạo việc làm cho 30 lao động địa phương với mức thu nhập trung bình 5-8 triệu đồng/ 1 tháng.
Thời điểm bắt đầu sản xuất, Phương gặp khó khăn về mọi mặt: Không có vốn, không biết cách chỉnh nhiệt, hạ ẩm, không tìm được máy móc hợp lí... Gần 1 năm đầu, Phương sử dụng mắc ca của gia đình thử nghiệm. Kết quả sản phẩm đều hư hỏng, phải bỏ đi, thiệt hại hơn 100 triệu đồng.
Tới cuối năm 2016, sau khi dùng thử những sản phẩm mắc ca nhập khẩu, nhận được sự góp ý từ mọi người, Phương dần tìm ra được máy móc, công thức chế biến mắc ca và xuất hiện nhiều đơn hàng mua lại.
"Những mẻ mắc ca đầu tiên được sấy thành công, cảm  xúc của tôi gói gọn trong hai từ hạnh phúc. Tôi muốn khoe với mọi người sản phẩm của tôi không thua kém các sản phẩm mắc ca nhập khẩu trên thị trường. Tôi mừng vì có những thời điểm nản chí, tôi đã không bỏ cuộc" – Phương chia sẻ.
Con gái nỗ lực đưa hạt mắc ca Việt Nam ra thế giới
Năm 2017, Phương tăng gia sản xuất, đầu tư thêm máy móc, thu mua nông sản của người dân, tạo thương hiệu Mắc ca Đắk Lắk Nguyên Phương với hai dòng sản phẩm chính: Trung cấp chiếm 20%, tiêu thụ ở thị trường trong nước và Damaca cao cấp chiếm 80% tiêu thụ ở thị trường nước ngoài. Sau 2 năm phát triển, năm 2019, Phương thành lập Công ty Cổ phần Damaca Nguyên Phương. Nhà máy nhỏ bé khi ấy chỉ vẻn vẹn với diện tích 400 mét vuông. Tới nay được mở rộng lên 2000 mét vuông. Dù máy móc đã hiện đại hơn, nhưng nhằm đảm bảo chất lượng, quá trình soi và dập hạt vẫn được Phương duy trì cách làm thủ công.
Để bao tiêu sản phẩm cho người nông dân, Phương kí hợp đồng liên kết với người dân, cam kết đầu ra. Hiện tại, công ty đang kí kết với 50 hộ dân và 1 hợp tác xã. Trong tương lai, Phương cùng công ty sẽ tư vấn huyện, thành lập các tổ hợp tác để liên kết tốt hơn..
Với sản lượng hơn 100 tấn/ 1 vụ, không chỉ tăng giá trị cho sản phẩm quê hương, Phương còn tạo việc làm cho 30 lao động địa phương với mức thu nhập trung bình 5-8 triệu đồng/ 1 tháng.

Dù máy móc đã hiện đại hơn, nhưng nhằm đảm bảo chất lượng, quá trình soi và dập hạt vẫn được Phương duy trì cách làm thủ công.
Dù máy móc đã hiện đại hơn, nhưng nhằm đảm bảo chất lượng, quá trình soi và dập hạt vẫn được Phương duy trì cách làm thủ công.
Hiện nay, Krông Năng nổi tiếng với cây sầu riêng nhưng sản phẩm mang thương hiệu lại là mắc ca. Krông Năng được thời tiết ưu ái, có nguồn đất đỏ ba zan nên dù vụ mùa chỉ kéo dài từ tháng 7 - 9 nhưng sản phẩm cho ra đồng đều, chất lượng nhất trong các vùng đang trồng mắc ca.
Sau 6 năm ra mắt, Công ty CP Damaca Nguyên Phương đã cho ra thị trường các sản phẩm từ mắc ca như: Mắc ca sấy, dầu mắc ca, sô-cô-la mắc ca và đang nghiên cứu cho ra thêm sữa bột mắc ca, nhân mắc ca tẩm các vị, các sản phẩm chế biến sâu có áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Chia sẻ với phóng viên Dân Việt, Phương cho biết, dù hiện tại đã có lượng khách hàng ổn định song, cũng còn tồn tại khó khăn. Phương luôn cố gắng cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao quy trình chế biến sâu, tăng nguồn vốn để mở rộng sản xuất,..

Nguyễn Thị Thu Phương đã đưa Mắc ca Đắk Lắk xuất khẩu chính ngạch sang thị trường khó tính Nhật Bản
Nguyễn Thị Thu Phương đã đưa Mắc ca Đắk Lắk xuất khẩu chính ngạch sang thị trường khó tính Nhật Bản.
Ngày 9-11 vừa qua, Công ty CP Damaca Việt Nam chính thức kí hợp đồng phân phối độc quyền sản phẩm hạt mắc ca sấy tại thị trường nổi tiếng với sự khắt khe bậc nhất Nhật Bản là Công ty OLTY Co., Lt (một công ty chuyên về xuất nhập khẩu và cung cấp thiết bị cho các siêu thị Nhật Bản).
Chuyến hàng hơn 6 tấn gồm 2.200 thùng sản phẩm hạt mắc ca trị giá hơn 2 tỷ đồng đã phần nào chứng minh sự thành công của doanh nghiệp. Bên cạnh đó là tiền đề mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trên con đường đưa mắc ca Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế.
Để đạt được kết quả đáng mừng đó là 8 tháng làm việc không ngừng nghỉ của Phương với tất cả sự cố gắng. Phương cho biết, đối tác Nhật Bản yêu cầu rất khắt khe: Size hạt phải đồng đều, kiểm tra bằng máy dò kim loại, làm bản phân tích sản phẩm mới ở cơ quan họ yêu cầu và đặc biệt cuộc đàm phán giá cả cũng vô cùng căng thẳng...
Phương chia sẻ, đối tác Nhật Bản tham quan nhà xưởng rất hài lòng, hoàn thiện kí kết hợp đồng từ tháng 10/2022. Nhưng phải tới 1 tháng sau mới bắt đầu lên đơn hàng. 1 tháng chờ đợi, Phương rất lo lắng, hồi hộp nên khi nhận được đơn hàng đầu tiên, Phương mừng lắm..
Nếu như các doanh nghiệp khác chọn đầu tư và chú trọng tới lợi nhuận, Phương đầu tư đổi lấy thương hiệu, chất lượng sản phẩm. Phương cảm thấy may mắn khi có sự ủng hộ từ gia đình, sự đồng hành từ các cấp chính quyền địa phương. Kết quả ngày hôm nay như một lời khẳng định về chất lượng sản phẩm và còn là câu trả lời cho tâm huyết, sự cố gắng bền bỉ, tìm tòi, ham học hỏi của Phương trong thời gian qua.
Theo Linh Anh (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.