Nhiều người bị bắt giam và sự bất thường của Xuyên Việt Oil

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Xuyên Việt Oil có những khoản vay lớn tại các ngân hàng cùng khoản nợ thuế hơn 1.500 tỉ đồng chưa thu hồi được.

Vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Xuyên Việt Oil) đang được Bộ Công an điều tra khẩn trương.

Nhiều quan chức bị khởi tố, tạm giam

Cụ thể, ngày 21-12, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an thi hành quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét đối với ông Đỗ Thắng Hải (60 tuổi), Thứ trưởng Bộ Công Thương về tội Nhận hối lộ.

Vài ngày trước, ông Lê Duy Minh, nguyên Cục trưởng Cục thuế TP HCM (thời điểm bị bắt là Giám đốc Sở Tài chính TP HCM) bị khởi tố, bắt tạm giam với cáo buộc Nhận hối lộ.

Một tuần trước đó, ông Lê Đức Thọ cũng bị Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam vì hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Những quan chức này đều có liên quan đến vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức liên quan.

Bản thân bà Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc Xuyên Việt Oil và bà Nguyễn Thị Như Phương, Phó Giám đốc đã bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an (A09) khởi tố, bắt tạm giam trong vụ án hình sự "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" hồi tháng 9-2023.

Trụ sở chính của Xuyên Việt Oil tại 465-467 Hai Bà Trưng, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM đã bị đóng cửa, tháo bảng hiệu

Trụ sở chính của Xuyên Việt Oil tại 465-467 Hai Bà Trưng, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM đã bị đóng cửa, tháo bảng hiệu

Chây ỳ nộp thuế

Xuyên Việt Oil được thành lập từ năm 2005, được biết tới là một đầu mối xuất nhập khẩu lớn ở khu vực phía Nam nhưng thực chất doanh nghiệp này chỉ mới được cấp phép làm thương nhân đầu mối xăng dầu hai lần vào năm 2016 và 2021.

Sau nhiều lần tăng vốn và biến động cơ cấu cổ đông, đến tháng 9-2022, Xuyên Việt Oil có vốn điều lệ 3.000 tỉ đồng. Trong đó, bà Mai Thị Hồng Hạnh góp đến 98% tương ứng 2.940 tỉ đồng và bà Mai Thị Ngọc Trinh góp 2% còn lại.

Công ty này có 13 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu và 49 đại lý bán lẻ xăng dầu. Tuy nhiên, năm 2022, Xuyên Việt Oil không được Hải quan TP HCM giải quyết nhập khẩu xăng, dầu. Nguyên nhân là vì công ty này chậm nộp thuế, số thuế cưỡng chế lên tới trên 684 tỉ đồng.

Từ tháng 6-2023 đến nay, Xuyên Việt Oil là liên tục doanh nghiệp đứng đầu danh sách nợ thuế ở TP HCM với số tiền lên đến 1.529 tỉ đồng và nhiều lần bị cơ quan thuế nhắc nhở, bêu tên. Trong đó chỉ riêng tiền thuế bảo vệ môi trường hơn 1.244 tỉ đồng và số tiền Quỹ Bình ổn xăng dầu hình thành tại doanh nghiệp này lên tới hàng trăm tỉ đồng.

Phía Xuyên Việt Oil từng có văn bản giải trình về nợ thuế là do đứt gãy nguồn cung xăng dầu tại TP HCM năm 2022 và sự thay đổi đột ngột chính sách tín dụng của ngân hàng khiến DN không cân đối kịp nguồn tài chính để nộp các khoản thuế tới hạn theo quy định.

Tuy nhiên, ngày 10-10-2023, Tổng cục Thuế đã có văn bản gửi Cục Thuế TP HCM, chỉ ra những bất thường liên quan đến công tác quản lý thuế với Xuyên Việt Oil dẫn đến tình trạng nợ thuế hàng ngàn tỉ đồng chưa thể thu hồi.

Văn bản nêu rõ từ năm 2020 đến tháng 7-2022, Xuyên Việt Oil còn khả năng nộp thuế nhưng Cục Thuế TP HCM chưa quyết liệt yêu cầu DN này thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, mà chỉ áp dụng các biện pháp đôn đốc và cưỡng chế sau khi Xuyên Việt Oil phát sinh số tiền thuế nợ lớn nên mới dẫn đến tình trạng nợ thuế với số tiền rất lớn.

Một cơ sở khác của Xuyên Việt Oil trên đường Lý Chính Thắng, quận 3, TP HCM vẫn còn bảng hiệu

Một cơ sở khác của Xuyên Việt Oil trên đường Lý Chính Thắng, quận 3, TP HCM vẫn còn bảng hiệu

Thua lỗ, nợ nần chồng chất

Cùng với việc chây ì nộp thuế, tình hình kinh doanh của Xuyên Việt Oil cũng liên tục đi lùi mấy năm gần đây. Theo báo cáo tài chính năm 2022 của Xuyên Việt Oil, tại ngày 31-12-2022, tổng tài sản của công ty này chỉ còn 8.483 tỉ đồng, giảm 3.672 tỉ đồng, tương đương 30,2% so với cuối năm 2021. Trong khi nợ phải trả của công ty này lên đến 9.015 tỉ đồng.

Liên quan đến năng lực tài chính của Xuyên Việt Oil, công ty đã đăng ký giao dịch đảm bảo hàng nghìn tỷ đồng tại các ngân hàng, được thế chấp bằng hàng loạt tài sản lớn như tiền gửi tiết kiệm, xăng dầu, xe hơi, cổ phần...

Ví dụ, trong thời gian tháng 2-9/2022, Xuyên Việt Oil đã ký nhiều hợp đồng với BIDV chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa để tài trợ cho gói vay 2.000 tỷ đồng. Tài sản được phía doanh nghiệp đăng ký giao dịch đảm bảo là các hợp đồng tiền gửi tiết kiệm 150 tỷ đồng, giá trị công trình xây dựng trên các thửa đất tại là trạm xăng dầu tại Ấp 4 xã Tóc Tiên, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Trước đó, trong năm 2020 và 2021, BIDV chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa cũng từng là nhà tài trợ lớn cho Xuyên Việt Oil với các khoản vay 99 tỉ và 450 tỉ đồng. Tài sản được đăng ký bảo đảm lần lượt là các hợp đồng tiền gửi 97 tỉ đồng và hơn 32,7 triệu lít xăng dầu (đơn giá bình quân 13.751 đồng).

Tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank), Xuyên Việt Oil đã thế chấp 1 xe con thương hiệu Roll Royce và 5 xe chở xăng dầu thương hiệu Hyundai để bảo đảm cho một khoản vay của mình.

Bên cạnh đó, DN này còn thế chấp rất nhiều tài sản khác như xe ô tô thươn hiệu Lexus, cổ phần…để vay vốn.

Công ty con của Xuyên Việt Oil cũng nợ thuế

Ngoài kinh doanh xăng dầu, Xuyên Việt Oil còn nắm 55% vốn Công ty CP Dịch vụ Thương mại Lâm Đồng, giá trị cổ phần 220 tỉ đồng. Đây cũng là DN có mức nợ thuế hơn 14 tỉ đồng tính đến tháng 8-2023. Xuyên Việt Oil còn sở hữu vốn tại Công ty CP Cảng Việt Oil, tương ứng tổng giá trị 564 tỉ đồng.

Bà Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng giám đốc Xuyên Việt Oil còn đứng tên tại Công ty TNHH Thành Phong, Công ty CP Việt Oil, Công ty TNHH Triệu Phong Bình Thuận và Công ty TNHH Thương mại Xăng dầu Phương Mai.

Có thể bạn quan tâm

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Thủ tướng đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu

Thủ tướng đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu

(GLO)- Tại Tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN-nơi có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 lĩnh vực ưu tiên và đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.