Nhiều buôn làng ở Gia Lai hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cộng đồng dân cư để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện sinh kế của người dân sống gần rừng. Công tác này gắn với việc thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã tác động tích cực đến ý thức của người dân trong việc tham gia quản lý, bảo vệ rừng và nâng độ che phủ rừng.

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng làm việc các ban, ngành huyện Kông Chro để thống nhất việc xây dựng bản đồ chi trả DVMTR. Ảnh: Nguyễn Bình
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng làm việc các ban, ngành huyện Kông Chro để thống nhất việc xây dựng bản đồ chi trả DVMTR. Ảnh: Nguyễn Bình

Ông Dương Quốc Điệp-Chủ tịch UBND xã Kon Pne (huyện Kbang) cho biết: Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, bảo vệ diện tích rừng, Ban Chỉ đạo quản lý, bảo vệ rừng của xã còn tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, không lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy; đồng thời, xây dựng kế hoạch quản lý rừng cộng đồng năm 2022 của 3 làng. Theo đó, xã được giao quản lý 2.767,1 ha rừng. Ủy ban nhân dân xã hợp đồng 3 cộng đồng làng quản lý, bảo vệ với đơn giá hợp đồng 488,7 ngàn đồng/ha/năm. Diện tích mà các cộng đồng làng: Kon Kring, Kon Ktonh và Kon Hleng làm chủ rừng theo “Dự án bảo vệ và quản lý tổng hợp các hệ sinh thái rừng thuộc các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum và Gia Lai” là 443 ha với số tiền chi trả hàng năm hơn 237,9 triệu đồng. “Công tác giao đất, giao rừng gắn với việc thực hiện các chính sách hưởng lợi đã góp phần giúp người dân sống gần rừng cải thiện sinh kế. Qua đó, người dân, cộng đồng sống gần rừng đã dần quan tâm đến công tác quản lý, bảo vệ rừng; thường xuyên tuần tra, kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên rừng trên diện tích được giao. Hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng của các cộng đồng được nâng lên”-Chủ tịch UBND xã Kon Pne thông tin.

Việc giao đất, giao rừng cũng là cơ sở để thực hiện chính sách chi trả DVMTR, góp phần đem lại nguồn thu nhập cho người dân và cộng đồng dân cư nhận bảo vệ rừng. Nhờ thực hiện chính sách chi trả DVMTR, các chủ rừng có thêm nguồn kinh phí để thúc đẩy cộng đồng dân cư tích cực hơn trong công tác quản lý, bảo vệ diện tích rừng được giao. Trên cơ sở đó, tháng 3-2022, UBND huyện Krông Pa đã quyết định giao đất, giao rừng cho 4 cộng đồng dân cư ở xã Uar và Ia Hdreh với tổng diện tích gần 1.474 ha.

Sau khi tiếp nhận bản đồ giao rừng của huyện Krông Pa, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã thống nhất thông qua việc xử lý số liệu chồng ghép bản đồ giao rừng năm 2021 với bản đồ 3 loại rừng và bản đồ các lưu vực nhà máy sử dụng DVMTR. Cùng với đó, đơn vị chủ động phối hợp cùng UBND huyện, Hạt Kiểm lâm huyện, UBND 2 xã Uar, Ia Hdreh và đại diện các cộng đồng được giao đất, giao rừng tiến hành kiểm tra thực địa, từ đó thống nhất số liệu xây dựng bản đồ cung ứng DVMTR cho các chủ rừng mới được giao rừng năm 2021. Tính đến nay, huyện Krông Pa có 19 cộng đồng tham gia bảo vệ rừng được hưởng chính sách chi trả DVMTR với tổng diện tích rừng được giao quản lý, bảo vệ là 4.259,19 ha.

 Cán bộ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh kiểm tra thực địa để thống nhất số liệu xây dựng bản đồ cung ứng DVMTR với các chủ rừng. Ảnh: Nguyễn Bình
Cán bộ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh kiểm tra thực địa để thống nhất số liệu xây dựng bản đồ cung ứng DVMTR với các chủ rừng. Ảnh: Nguyễn Bình


Theo ông Nay Tiêk-Chủ tịch UBND xã Ia Hdreh: Người dân ở các buôn rất phấn khởi khi được UBND huyện giao đất, giao rừng. Đi đôi với lợi ích, bà con vẫn còn đắn đo về trách nhiệm của mình và kinh phí được nhận. Nhưng khi nghe việc giao đất, giao rừng gắn với việc hưởng lợi từ nguồn chi trả DVMTR thì ai nấy đều hào hứng. Anh Dyang-Trưởng cộng đồng buôn Hdreh-chia sẻ: “Cộng đồng hiện có 19 người tham gia quản lý, bảo vệ rừng. Nhận diện tích rừng được giao là 676,61 ha, chúng tôi vô cùng vui mừng và mong muốn sớm được hưởng khoản kinh phí từ nguồn chi trả DVMTR để cải thiện thu nhập. Chúng tôi cũng ý thức được quyền lợi sẽ đi cùng trách nhiệm, do vậy, cộng đồng làng sẽ ra sức tuần tra, bảo vệ, không để diện tích rừng này bị xâm hại”.

Trao đổi với P.V, Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Gia Lai Nguyễn Hồng Linh thông tin: Năm 2022, theo kế hoạch giao đất, giao rừng của các huyện thì sẽ có thêm nhiều cộng đồng dân cư được nhận quản lý, bảo vệ rừng. Ngoài huyện Krông Pa, thời gian tới, Quỹ còn phối hợp với UBND các huyện Kông Chro, Chư Pưh, Chư Prông, UBND xã và các cộng đồng dân cư nhận quản lý, bảo vệ hơn 3.200 ha rừng để xây dựng bản đồ chi trả DVMTR. “Việc chi trả DVMTR đã từng bước mang lại lợi ích kép khi vừa nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người có rừng và giữ rừng, vừa tạo sinh kế cải thiện cuộc sống, xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt, khi chủ rừng được hưởng lợi từ rừng, sống được nhờ rừng thì họ sẽ có trách nhiệm và nỗ lực bảo vệ. Vì vậy, chính sách chi trả DVMTR sẽ trở thành động lực thúc đẩy người dân làm tốt hơn công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới”-Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh nhấn mạnh.

 

 NGUYỄN BÌNH

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.