Nguyễn Thanh Lộc nhìn mọi sự vật, hiện tượng bằng con mắt thơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nguyễn Thanh Lộc (sinh 1999, địa chỉ gia đình: 146 Cao Bá Quát, TP. Pleiku) có một niềm yêu thích nghiên cứu văn chương, đặc biệt là thơ Đường, thơ Nôm đến kỳ lạ. Điều này lý giải vì sao, khi đạt giải ba môn Ngữ văn trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia 2017, Lộc đã đăng ký để được tuyển thẳng vào ngành Hán Nôm, khoa Văn học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP. Hồ Chí Minh. Đó cũng là lý do chàng trai trẻ là cựu học sinh Trường THPT Chuyên Hùng Vương này lại viết khá nhiều thơ thất ngôn bát cú, nhiều bài còn viết theo lối cảm tác, thể phú hay văn tế.

 

Dường như mọi sự vật, hiện tượng đang diễn ra trong đời sống đều được Nguyễn Thanh Lộc nhìn bằng con mắt thơ. Vì thế, thơ Lộc khá phong phú về nội dung, có sự trau chuốt về ngôn ngữ và dụng tâm trong cách thể hiện, ví như: “Em ngồi trong song cửa/Ai đứng dựa tường hoa/Nhìn ai, ai chẳng thấy/Lòng này có cách xa” (Rỗi) hoặc “Một thương tóc xõa ngang vai/Nói năng ấp úng lời hài điểm thưa/Đen ngang một nhánh sông vừa/Gió đùa, môi rối, uốn lùa hàng mi” (Mười thương dồn lại một thương). Bày tỏ những suy nghĩ về thơ, Nguyễn Thanh Lộc chia sẻ: “Đối với em, thơ không chỉ để thi nhân bày tỏ nỗi lòng mà còn để gửi những bài học triết lý, một bài thơ hay phải là bài thơ vừa dạt dào tình cảm vừa mang những giá trị nhân văn sâu sắc”.

Tôi đang nghĩ...

Hăng hái nói chuyện đời
Tôi thầm nghĩ cuộc sống là bình minh
Với tia nắng dịu nhẹ
Với chòm mây ru mình
Trong gió
Một cuộc đời màu hồng
Nơi giọt sống chảy nhựa tuôn rơi

Ngập ngừng nói chuyện đời
Tôi thầm nghĩ cuộc sống là ban trưa
Với thiều quang oi ả
Với nhành lá đứng hình
Trong nắng
Một cuộc đời chói lòa
Nơi giấc mơ rớt thầm hiên vắng

Sợ sệt nói chuyện đời
Tôi thầm nghĩ cuộc sống là hoàng hôn
Với ánh dương lụi tàn
Với cánh chim mỏi mệt
Trong lòng
Một cuộc đời lặng lẽ
Nơi hiện thực tàn nhẫn phập phồng

Im lìm nói chuyện đời
Tôi thầm nghĩ cuộc sống là trời đêm
Với màu đen mờ mịt
Với sương khuya lạnh lùng
Trong tim
Một cuộc đời cô tịch
Nơi bóng tối chiếm hữu thân mình

Nhưng tôi ơi!
Dù cho màn đêm có kéo dài,
Trăng vẫn lấp ló giấc mơ mai,
Ánh sao thập thò niềm khắc khoải,
Sáng rọi hồn ta một khung trời.


 

Gia Lai Cuối tuần

Có thể bạn quan tâm

Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...