Từ khóa: nguồn cội

Phố núi Pleiku nhộn nhịp đi chùa, tảo mộ đầu năm

Phố núi Pleiku nhộn nhịp đi chùa, tảo mộ đầu năm

(GLO)-

Đã thành thông lệ, từ sáng sớm ngày Mùng 1 Tết, rất đông người dân Phố núi Pleiku đổ về các chùa và nghĩa trang trên địa bàn để xin lộc đầu năm, cầu bình an cho gia đạo và viếng mộ tổ tiên, ông bà để tưởng nhớ cội nguồn.

Nhớ về xứ nẫu

Nhớ về xứ nẫu

(GLO)- Dẫu lập nghiệp trên mảnh đất Tây Nguyên nắng gió nhưng người xứ nẫu (Bình Định, Phú Yên) luôn đau đáu nỗi niềm thương nhớ quê. Để rồi lại thấy cụm từ “xứ nẫu“ chân chất thân thương và đặc biệt đến thế. Những âm sắc tiếng nẫu nặng trịch, ngắn cụt, cộc cộc: dễ òm, chưng hửng, hé, hử, nố, dẫy ngheng… có thể vơi bớt ít nhiều nhưng khí chất ăn sóng nói gió thì không bao giờ phai. Nơi chôn nhau cắt rốn luôn thăm thẳm, vời vợi nên xứ nẫu cứ lấp lánh trong mắt những đứa con xa quê.
Kỳ nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương: Hướng về nguồn cội

Kỳ nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương: Hướng về nguồn cội

(GLO)- Kỳ nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10-3 năm nay kéo dài trong 3 ngày là cơ hội để mọi người được gần gũi, sum vầy bên gia đình, nhớ về nguồn cội. Các điểm du lịch trong tỉnh cũng nhộn nhịp đón du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Dân làng nhớ ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Dân làng nhớ ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- “Giỗ Tổ Hùng Vương (10 tháng 3 Âm lịch) năm nay, cùng với cả nước, 44 dân tộc anh em trong tỉnh lại hướng về đất Tổ để nhớ về nguồn cội, tri ân tổ tiên với tấm lòng thành kính“-ông Kpă Đô-Trưởng ban Dân tộc tỉnh Gia Lai nhấn mạnh.
Giỗ Tổ Hùng Vương: Thiêng liêng nguồn cội

Giỗ Tổ Hùng Vương: Thiêng liêng nguồn cội

(GLO)- Sâu thẳm trong tâm hồn người Việt, dẫu ở trong nước hay nước ngoài, Giỗ Tổ là một ngày lễ trọng, hàm chứa ý nghĩa sâu xa, không chỉ giá trị ở chỗ có bao nhiêu tiếng đồng hồ được nghỉ ngơi. Thông thường nếu dịp này được nghỉ dài ngày hơn, nhiều người thường đưa gia đình về đất Tổ dự lễ kết hợp thăm thú, vui chơi.
Giỗ Tổ Hùng Vương: Nhắc nhớ nguồn cội, đắp bồi tinh thần dân tộc

Giỗ Tổ Hùng Vương: Nhắc nhớ nguồn cội, đắp bồi tinh thần dân tộc

(GLO)- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10 tháng 3 Âm lịch) hàng năm là quốc lễ thiêng liêng của mỗi người dân đất Việt. Không chỉ là dịp tri ân công ơn của các Vua Hùng đối với dân tộc, đây còn là lúc nghĩa đồng bào lan tỏa, khẳng định sự đoàn kết, đồng lòng dù lên non-xuống biển, dù đi ngược-về xuôi. Thế hệ trẻ cũng từ đó nhận thức rõ hơn về nguồn cội, tinh thần dân tộc cũng như vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và dựng xây đất nước.
Độc đáo phong tục chưng cây mía ngày Tết

Độc đáo phong tục chưng cây mía ngày Tết

(GLO)- Mỗi dịp Tết đến, xuân về, bên cạnh mâm ngũ quả, nhiều gia đình còn tìm mua 2 cây mía để chưng bên ban thờ tổ tiên. Đây là một trong những phong tục tốt đẹp được trân trọng gìn giữ với ý nghĩa Tết đoàn viên hướng về nguồn cội và cầu mong một năm mới khỏe mạnh, bình an, may mắn.