Bằng việc trồng rau hữu cơ, rau sạch, không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hóa học, các thành viên là người dân tộc Churu của Tổ hợp tác rau hữu cơ Iem Goh Churu (xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) đã được thị trường tiếp nhận từ 1,2 - 1,5 tấn rau các loại mỗi tháng với giá từ 20.000 - 35.000 đồng/kg.
Mấy năm trước, Kajon Ya Quân ở làng Hawai, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng đã không tuân thủ luật tục khi đi cưới vợ và đưa vợ về nhà mình sinh sống.
“Anh đến đây làm gì? Nhà này không có việc gì của anh cả, mời anh đi liền cho!“. Đó là thái độ phản ứng rất gay gắt của người vợ, người mẹ trẻ Bơnhong Ma Nhị khi biết chúng tôi hỏi về chuyện hôn nhân gia đình...
Khi cưới vợ, chàng rể Churu xem như được gia đình vợ “mua“ về, quanh năm suốt tháng làm việc để nuôi gia đình bên vợ. Thân phận làm rể có nhiều tâm sự trắc ẩn trong lòng...
“Mình đi bắt chồng, bỏ của thách cưới thì mình làm chủ nhà thôi!“ - bà Ma Sia, làng R'Lơm, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), diễn giải về lý do người phụ nữ làm chủ gia đình.
Họ nhà gái kéo nhau sang nhà trai dạm ngõ, nếu đồng ý thì “bắt“ chàng trai về làm rể để nuôi nhà mình. Đó là một trong nhiều điều lạ lùng trong hôn nhân gia đình của người Churu sinh sống chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng.