(GLO)- Để sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới, cả hệ thống chính trị cần vào cuộc quyết liệt nhằm quy hoạch, xây dựng các vùng chuyên canh tập trung gắn với nhà máy chế biến cũng như quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ. Qua đó, từng bước nâng cao giá trị, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của sản phẩm rau, hoa, quả trên thị trường xuất khẩu.
Trong bối cảnh du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của TP.Đà Nẵng, không chỉ du khách mà địa phương cũng rất cần khai thác các lợi thế từ danh lam thắng cảnh mang lại để có sản phẩm du lịch mới.
Tỉnh Quảng Ngãi phấn đấu đến năm 2025 đón 1,36 triệu lượt khách, trong đó có 160.000 lượt khách quốc tế; tăng trưởng bình quân trên 24%/năm, tổng doanh thu từ du lịch đạt 2.780 tỷ đồng.
(GLO)- Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Định, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bình Định cần phát triển công nghiệp trở thành ngành kinh tế then chốt; tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, khẩn trương hoàn thiện và trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong quý II năm 2023.
Sau một thời gian đóng cửa do ảnh hưởng dịch Covid-19, từ đầu năm 2022 đến nay, tỉnh Phú Yên đón hơn 100 nghìn du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt, từ sau Tết Nhâm Dần đến nay, lượng khách đến Phú Yên tăng gấp nhiều lần so với trước, mở ra nhiều triển vọng để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17 nhiệm kỳ 2020-2025, đã đề ra.
Tỉnh Bình Thuận đặt quyết tâm cao nhất để phục hồi ngành du lịch sau thời gian dài bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch; bên cạnh đó cũng mở ra giai đoạn phát triển mới cho du lịch với nhiều kỳ vọng.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa trình Thủ tướng Chính phủ tờ trình về việc đề nghị xây dựng và phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam).
(GLO)- Tại buổi làm việc với tỉnh Gia Lai cuối năm 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo tỉnh cần đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ. Đây là định hướng hoàn toàn phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Bởi lẽ, với nguồn gỗ rừng trồng dồi dào, tỉnh ta có thể biến ngành công nghiệp chế biến gỗ thành ngành kinh tế mũi nhọn.