NASA cảnh báo về một cơn bão Mặt trời sắp xảy ra có thể hủy diệt Trái đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
NASA đã đưa ra cảnh báo về một cơn bão Mặt trời tương tự sự kiện Carrington năm 1859 có thể sẽ xảy ra và hủy diệt Trái đất.
 
Vào sáng ngày 1 tháng 9 năm 1859, nhà thiên văn Richard Carrington đã phác thảo bức tranh về một vết đen Mặt trời khác thường khi chúng phun ra một tia sáng dữ dội. Năng lượng được phát ra có sức mạnh đáng kinh ngạc tạo thanh làn sóng va chạm vào Trái đất.
Nguồn năng lượng vô cùng lớn và các nhà nghiên cứu đã không thể tìm thấy một nguồn ghi chép nào về một dòng năng lượng tương tự. Trước đây Carrington đã chứng kiến một ngọn lửa Mặt trời tỏa ra từ vành ngoài và đã tấn công Trái đất sau 17 giờ, dẫn tới một cơn bão địa từ mạnh tới mức nó đã trở thành tin tức chính trên các bản tin toàn thế giới. Giờ đây, trong một thế giới ngày càng phụ thuộc vào công nghệ, hậu quả của một cơn bão Mặt trời tương tự sẽ gây thiệt hại lớn hơn nhiều, theo giáo sư Abraham Loeb, chủ tịch của Khoa thiên văn học Harvard cho biết.
Giáo sư Loeb chia sẻ với Express.co.uk trong một bài phỏng vấn: "Một sự kiện kiểu Carrington sẽ tiêu tốn khoảng 2-3 triệu đô la nếu chỉ nói về thiệt hại cơ sở hạ tầng. Điều này chưa bao gồm thiệt hại từ chuỗi cung ứng toàn cầu, vệ tinh liên lạc, lưới điện vv… Và tất nhiên chúng ta dựa vào công nghệ ngày càng nhiều theo thời gian, nên thiệt hại kinh tế sẽ còn lớn hơn trong tương lai."
 
"Mặt trời có chu kỳ 11 đến 12 năm, dao động từ cực tiểu đến cực đại. Chúng tôi đang bắt đầu hướng tới mức tối đa, sẽ đạt được trong khoảng năm năm rưỡi. Tần suất của các điểm nổi bật phát sáng mà chúng ta thấy trên bề mặt Mặt trời sẽ tăng lên khi chúng đạt cực đại. Đây là những sự việc rất đáng lo ngại vì các đường sức từ giao nhau, giải phóng một lượng năng lượng khổng lồ. Và Mặt trời thỉnh thoảng sẽ giải phóng một đốm plasma nóng, đôi khi có thể đâm vào Trái đất."
Lần cuối cùng điều này xảy ra là vào năm 2014, một vụ phun trào lớn nhưng thật may mắn nó đã bỏ lỡ Trái đất sau chín ngày. Giáo sư Loeb đã nghiên cứu những hậu quả và cách giảm nhẹ một sự kiện Carrington khác. Ông nói với Express.co.uk: "Từ hai năm trước chúng tôi đã lấy số liệu thống kê thu được từ vệ tinh NASA Kepler trên 100.000 ngôi sao khác tương tự Mặt trời. Nếu một sự kiện Carrington tương đương diễn ra ngày hôm nay, nó sẽ gây ra thiệt hại lớn cho cơ sở hạ tầng. Đây rất có thể là khoảng thời gian thích hợp cho một sự kiện giống như Carrington nữa, vì sự kiện trước đó đã cách đây 150 năm."
Các thiệt hại sẽ còn lớn hơn bởi vì chúng ta đã xây dựng thêm rất nhiều cơ sở hạ tầng hơn so với trước. Đây là lý do tại sao các chính phủ nên suy nghĩ về cách bảo vệ cơ sở hạ tầng chống lại các sự kiện này. Trong một thế kỉ tới, nó chắc chắn sẽ diễn ra. Giáo sư Loeb tin rằng sự giảm thiểu sáng tạo nhất sẽ là làm chệch các hạt đốm năng lượng này ra khỏi Trái đất.
 
"Đây sẽ là một dự án kỹ thuật lớn nhưng chúng tôi đã tính toán các con số và chi phí có vẻ hợp lý, nếu bạn so sánh với chi phí thiệt hại. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng sự kiện giống như Carrington sẽ diễn ra vào thời kì đầu tiên của kỷ nguyên công nghệ hiện đại trước khi các chính trị gia kịp hành động." Giáo sư Loeb, năm ngoái đã gây chú ý trên toàn thế giới với lý thuyết của ông, tiểu hành tinh ngoài hệ mặt trời Oumuamua có thể là một con tàu ngoài hành tinh.
Lê Trang (express.co.uk/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm