Myanmar nối lại Lễ hội Khinh khí cầu sau 3 năm tạm dừng vì COVID-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lễ hội Khinh khí cầu Taunggyi kèm theo những màn trình diễn pháo hoa là lễ hội nổi bật nhất trong mùa Lễ hội Ánh sáng (hay còn gọi là Lễ hội Tazaungdaing) ở Myanmar.
Người dân địa phương và du khách quốc tế sẽ hòa mình vào các buổi trình diễn khinh khí cầu diễn ra cả ban ngày và ban đêm. (Nguồn: Kuwaittimes)
Người dân địa phương và du khách quốc tế sẽ hòa mình vào các buổi trình diễn khinh khí cầu diễn ra cả ban ngày và ban đêm. (Nguồn: Kuwaittimes)

Sau 3 năm tạm dừng vì đại dịch COVID-19, Myanmar sẽ triển khai trở lại Lễ hội Khinh khí cầu tại thành phố Taunggyi, thuộc bang Shan ở miền Nam quốc gia Đông Nam Á, với nhiều hoạt động sôi nổi.

Theo thông báo từ ban tổ chức, Lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 21-27/11 tại quảng trường Awaiyar, thành phố Taunggyi, thủ phủ bang Shan.

Trong suốt thời gian này, người dân địa phương và du khách quốc tế sẽ hòa mình vào các buổi trình diễn khinh khí cầu diễn ra cả ban ngày và ban đêm.

Khách tham dự Lễ hội sẽ có dịp chiêm ngưỡng màn trình diễn ánh sáng và màu sắc của hơn 60 khinh khí cầu vào buổi tối. Bên cạnh đó, sẽ có nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác như những màn trình diễn pháo hoa và thi dệt áo choàng màu cam nghệ để sau đó dâng lên các nhà sư.

Phát biểu ngày 25/9, đại diện chính quyền bang Shan cho biết ban tổ chức muốn duy trì và bảo tồn truyền thống Lễ hội Khinh khí cầu và lan tỏa những giá trị và nét đẹp của lễ hội cho thế hệ sau.

Theo đại diện của hiệp hội các chuyên gia khinh khí cầu truyền thống ở bang Shan, Lễ hội năm nay sẽ giúp thúc đẩy phục hồi ngành du lịch khi sự kiện này sẽ thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Lễ hội Khinh khí cầu Taunggyi kèm theo những màn trình diễn pháo hoa là lễ hội nổi bật nhất trong mùa Lễ hội Ánh sáng (hay còn gọi là Lễ hội Tazaungdaing) ở Myanmar.

Thường được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng thứ tám theo lịch của Myanmar, Lễ hội Ánh sáng đánh dấu sự kết thúc của mùa mưa và bắt đầu mùa lễ dâng y Kathina - nghi lễ gắn liền với tín ngưỡng Phật giáo của một bộ phận người dân Myanmar.

Trong thời gian này, Lễ hội Khinh khí cầu được tổ chức tại nhiều địa phương ở Myanmar, tương tự như Lễ hội Thả đèn trời (hay còn gọi là Yi Peng) được tổ chức quy mô lớn ở miền Bắc Thái Lan.

Theo tín ngưỡng tôn giáo địa phương, những quả khinh khí cầu được thả trên trời có ý nghĩa xua đuổi những điều không may mắn.

Có thể bạn quan tâm

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Sáng 30/4, khu vực trung tâm TPHCM rợp cờ đỏ sao vàng và kín đặc người dân đổ về xem diễu binh, diễu hành. Giữa dòng người reo hò là hình ảnh du khách nước ngoài đội nón tai bèo, quấn khăn rằn, hòa mình vào không khí hào hùng của đại lễ 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước.

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

(GLO)- Một ngày giữa tháng Tư, tôi có chuyến thăm TP. Hồ Chí Minh. Như tín hiệu của vũ trụ, có điều gì đó thôi thúc tôi phải về với nơi mà 50 năm về trước, cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui của ngày đại thắng, thống nhất non sông.