Mua bán thời kinh tế khó

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đã không còn là nơi duy nhất diễn ra các hoạt động mua bán tập trung của một vùng, chợ ngày nay đang dần bị pha loãng trước sự bùng nổ của nhiều loại hình kinh doanh phân phối. Nhà nhà kinh doanh, người người kinh doanh lại trong giai đoạn kinh tế khó khăn, khó chồng khó khiến không ít tiểu thương ngán ngẩm…

Chật vật thời kinh doanh khó

Hơn 6 năm gắn bó với sạp hàng rau củ, chị Nông Thị Nương-tiểu thương buôn bán tại chợ Đức Cơ cảm nhận rõ sự làm ăn đi xuống bởi chịu tác động của thời kinh tế khó. “Ngày trước giá cao su cao ngất ngưởng, chợ lúc nào cũng nhộn nhịp đông vui. Giá cao, hàng hóa tới đâu cũng bán hết. Nay thì người dân tiêu dùng dè chừng, không dám chi mạnh tay, buôn bán ngày càng khó hơn”- chị Nương tâm sự.

 

Các điểm bán hàng tự phát bên ngoài chợ Chư Sê. Ảnh: H.L
Các điểm bán hàng tự phát bên ngoài chợ Chư Sê. Ảnh: H.L

Theo chị Nương, trước đây hàng hóa buôn bán 5 phần giờ chỉ còn 2. Giá cả nhiều mặt hàng không giảm, trong khi đại bộ phận người dân huyện Đức Cơ làm nông nghiệp, nguồn thu dựa vào cây cao su, cà phê, hồ tiêu… mấy năm qua làm ăn không thuận lợi, tiêu dùng vì thế giảm sút. Từ 2 năm trở lại đây khi giá cao su giảm cũng là lúc sức mua tại chợ Đức Cơ giảm đáng kể. “Thấy khó, địa phương cũng có chính sách giảm thuế môn bài xuống cho tiểu thương, trước đây mỗi tháng tôi phải đóng 1 triệu đồng tiền thuế môn bài, nay được giảm chỉ còn 700 ngàn đồng”.

Chợ Chư Sê được đánh giá là một trong những chợ có quy mô và mức độ mua sắm nhộn nhịp bậc nhất trong hệ thống các chợ cấp huyện, thị xã nhưng hiện nay, do tác động của kinh tế khó khăn, sức mua sắm tại chợ cũng ít nhiều giảm nhiệt. Do đi vào hoạt động chưa lâu nên chợ phía Nam Chư Sê vẫn còn vắng cả người bán lẫn người mua. Được xây dựng với mục đích giảm tải cho chợ trung tâm huyện Chư Sê đã xuống cấp và chật chội song đã hơn 2 năm đi vào hoạt động nhưng tiểu thương vẫn chưa mặn mà với chợ bởi người dân đa phần vẫn duy trì thói quen đi chợ cũ. Hoạt động buôn bán của tiểu thương vì thế ít nhiều gặp khó khăn. “Trước đây khi chợ mới đi vào hoạt động, người mua ít, có ngày tôi chỉ bán được vài chục ngàn đồng tiền hàng. Dạo này có khá hơn trước do quầy hàng dần nhiều hơn, người dân lân cận đến đây mua sắm cho tiện, nhất là trong tình hình thời tiết mưa gió”-chị Hồ Thị Huyền-tiểu thương buôn bán hàng khô tại chợ phía Nam Chư Sê chia sẻ.

Chịu nhiều sức ép cạnh tranh

Chợ trung tâm huyện Chư Sê hiện có 350 hộ kinh doanh cố định và khoảng 100 quầy hàng lưu động. Mới đây, để đảm bảo tốt hơn cho người dân kinh doanh, mua sắm, huyện Chư Sê đã đầu tư hơn 280 triệu đồng để sửa chữa, nâng cấp một số hạng mục đã xuống cấp như: mái tôn, hệ thống thoát nước, ki-ốt bán hàng… Theo ông Long: “Một trong những nguyên nhân nữa khiến cho việc buôn bán của nhiều tiểu thương tại chợ trung tâm Chư Sê trở nên khó khăn hơn là do cạnh tranh không nổi với các sạp hàng vỉa hè hay các điểm bán hàng lưu động. Họ không mất tiền thuê mặt bằng, trốn được các khoản thuế nên giá thành rẻ, người dân lại giữ thói quen mua vỉa hè cho tiện, thành thử nhiều ki-ốt bên trong vắng khách”.

Tình trạng các sạp hàng bán dạo, bán tự phát bên ngoài khu vực chợ hút hết khách đang là nỗi khổ của rất nhiều tiểu thương tại các chợ khác. “Hiện tại hơn chục chị em tiểu thương chúng tôi đã làm đơn để gửi lên ngành chức năng, đề nghị có giải pháp chấn chỉnh tình trạng các điểm bán hàng tự phát mọc lên nhan nhản bên ngoài chợ. Họ không chịu thuế và đóng các khoản thu khác nên bán rẻ hơn chúng tôi chút ít là điều dễ hiểu. Nhưng với người mua, vừa tiện vừa rẻ hơn thì họ chọn mua rồi, chúng tôi làm sao cạnh tranh lại. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, chúng tôi đến nước phải đóng cửa”-chị Lương-tiểu thương chợ Đức Cơ bức xúc nói.

Không chỉ vất vả cạnh tranh với các điểm bán hàng tự phát, sự xuất hiện ngày càng nhiều các cửa hàng bán lẻ tại các khu dân cư hay chịu cạnh tranh bởi nhiều loại hình kinh doanh mới như bán hàng online cũng khiến thị phần tiêu dùng phần nào bị chia sẻ. Sự cạnh tranh này đem lại lợi ích cho người tiêu dùng song cũng đặt ra thách thức không nhỏ cho các chủ sạp hàng ở các chợ vốn quen với cách thức kinh doanh truyền thống. Nếu không nhạy bén và tìm ra hướng thích nghi mới, đối mặt với nguy cơ sụt giảm doanh thu là điều khó tránh khỏi.

Hải Lê

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.